Phải cạo trọc nửa đầu, tết tóc đuôi sam, vậy thì đàn ông nhà Thanh bao lâu mới gội đầu 1 lần?
Thời nhà Thanh, kiểu tóc cạo nửa đầu và tết đuôi sam đã trở thành luật lệ bắt buộc với đàn ông. Vậy vì sao người Mãn lại ưa chuộng kiểu tóc khác biệt này và bao lâu họ mới gội đầu 1 lần?
Theo "Tam triều bắc minh hội biên", với tộc người Nữ Chân phái nữ sẽ tết tóc thành búi, phái nam tết tóc để rủ sau đầu. Đây cũng là hình tượng người Mãn quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim, truyện về nhà Thanh.
Không riêng gì người Mãn mà khá nhiều dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đều chuộng kiểu tóc thắt bím, ví như người Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ,... Có thể nói, tết tóc là một phần văn hóa ăn sâu vào trong máu thịt của họ.
Tuy nhiên trên thực tế việc chăm sóc mái tóc dài được tết lại như thế này không hề đơn giản như chúng ta tưởng. Ngoài việc có độ dài và khối lượng gây bất tiện trong đời sống hàng ngày, tóc được tết lâu dài sẽ nhanh chóng trở nên khô cứng, xơ gãy do thiếu độ ẩm và dưỡng chất.
Ảnh minh họa
Vậy tại sao người Mãn thời nhà Thanh lại bỏ qua sự bất tiện để duy trì kiểu tóc đặc biệt này?
Thứ nhất, có muốn cạo hết cũng không được
Có thể bạn đã biết, phần lớn người Mãn theo tín ngưỡng đạo Shaman. Người theo đạo Shaman có niềm tin mãnh liệt rằng tóc trên đỉnh đầu là nơi gần với bầu trời nhất trên cơ thể. Với họ, mái tóc mang ý nghĩa vô cùng tâm linh và thần thánh, nó không chỉ là nơi khởi nguồn trí tuệ mà còn là nơi linh hồn trú ngụ. Vậy nên người Mãn rất kỵ việc cắt đuôi tóc hay cạo hết đầu khi còn sống.
Sau khi nhà Thanh nhập quan, quan niệm này càng được củng cố khi người Mãn cho rằng tóc tai là do cha mẹ ban cho nên lại càng tôn kính, không dám cắt bỏ. Nếu một người Mãn bỏ mạng nơi sa trường, hài cốt có thể không cần đem về quê nhà nhưng chắc chắn bím tóc trên đầu họ phải được cắt ra và đem về cho người thân.
Từ thời còn là tộc Nữ Chân, người Mãn đã quen với việc cạo nửa đầu và tết phần tóc còn lại để phục vụ cho việc du ngoạn, săn bắt do khu vực họ sinh sống chủ yếu là núi Trường Bạch và sông Hắc Long.
Nơi đây cỏ cây tươi tốt nhưng địa hình hiểm trở, nếu xõa tóc dài cưỡi ngựa thì chắc chắn tóc sẽ mắc vào cành cây, dây leo trong rừng, thế nên người Mãn quyết định tết gọn phần tóc sau để tiện bề di chuyển. Thêm vào đó, săn bắt thú đòi hỏi sự tập trung và tầm nhìn rõ ràng, nếu để tóc dài qua trán sẽ gây bất tiện cho việc này người Mãn cũng cạo luôn phần tóc đằng trước.
Tuy rằng sau này đời sống người Mãn không phụ thuộc vào rừng xanh như trước, lo ngại tóc tai bị cuốn vào cành cây, dây leo là chuyện hiếm khi xảy ra nhưng tết tóc đã trở thành thói quen của họ nên tập tục này vẫn tiếp tục được các hậu duệ duy trì.
Bím tóc của đàn ông Mãn thường được để rũ sau lưng, đuôi tóc được tết lại bằng dây. Khi cần làm việc hay sinh hoạt, họ sẽ cuốn bím tóc lại thành cuộn sau đầu.
Thứ ba, đồng hóa người Hán
Ngoài người Mãn, rất nhiều dân tộc khác vào thời nhà Thanh, đặc biệt là người Hán cũng bị ép buộc phải cạo nửa đầu và tết tóc. Đây là một hình thức đồng hóa của người Mãn vì người Hán luôn quan niệm tóc tai phải để phát triển tự nhiên, không được tùy tiện cắt xén hay cạo bỏ. Một mái tóc đầy đặn từ trước ra sau là hình ảnh quen thuộc trong văn hóa của người Hán.
Sau khi người Mãn lên thống trị, để xóa bỏ ý thức dân tộc của người Hán và các dân tộc khác, Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Đa Nhĩ Cổn đã lệnh cho đàn ông dù trẻ hay già đều phải để tóc như đàn ông người Mãn. Rất nhiều người Hán đã chống đối luật lệ này và bị sát hại. Tuy nhiên ý trời khó trái, dưới sự đàn áp khốc liệt của nhà Thanh, người Hán buộc phải tuân theo quy định cạo đầu và tết tóc này.
Sự thật khó tin về tần suất chăm sóc tóc của đàn ông Thanh triều
Hậu thế ngày nay không khỏi thắc mắc rằng, với kiểu tóc dài và khó chăm chút như vậy, thời xưa lại không phổ biến tiệm làm tóc, vậy cổ nhân bao lâu mới có thể gội đầu một lần?
Đặc điểm nổi bật của kiểu tóc đuôi sam này là thường xuyên phải cạo tóc ở nửa đầu đằng trước. Tần suất để đàn ông nhà Thanh chăm chút cho bộ tóc của mình thường là "5 ngày tết tóc 1 lần, 10 ngày cạo tóc 1 bận".
Thế nhưng lịch gội đầu của họ lại có tần suất không thường xuyên như lịch tết tóc, cạo đầu.
Nếu là thường dân bách tính, việc gội đầu thường chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian mùa xuân và mùa hè. Bởi mùa đông quá lạnh, việc tắm gội của họ trong điều kiện thiếu thốn như vậy đương nhiên sẽ bị hạn chế.
Tuy nhiên, mùa xuân, hè lại là khoảng thời gian bách tính bận rộn cấy cày, làm lụng. Cho nên theo phỏng đoán của các nhà sử học, tần suất gội đầu của họ thường sẽ là 1 tháng 1 lần.
Với những người hành khất, tha hương nói riêng, tắm rửa hay gội đầu có lẽ là ước mơ xa xỉ cả đời. Bởi ngay tới miếng cơm manh áo còn chưa lo xong thì nào ai có thời gian tính đến chuyện tắm gội?
Ngoài tần suất 1 tháng gội đầu 1 lần kể trên, người cổ đại còn có thể "phá lệ" gội đầu vào những dịp đặc biệt, ví dụ như trước ngày thành thân hoặc khi đón bằng hữu, thân nhân ở xa tới nhà.
Nhưng những dịp "phá lệ" này vô cùng hiếm hoi, bởi Thanh triều đánh thuế tương đối nặng, dân chúng đều đầu tắt mặt tối lo làm ăn chứ chẳng mấy ai có tâm trí nghĩ tới việc đi xa du ngoạn, thăm thú.
Với quan lại, quý tộc, số lần gội đầu của họ có thể nhiều hơn thường dân một chút, dù vậy cũng không thường xuyên như người hiện đại.
Thậm chí, tầng lớp này còn bị "cấm" gội đầu trong một số dịp đặc biệt. Ví dụ như khi hoàng thất có người qua đời (Hoàng đế, hoàng hậu, phi tử... qua đời), cả nước sẽ cử hành quốc tang, quan viên và quý tộc không được phép gội đầu trong khoảng thời gian này mà phải đợi tới hơn 100 ngày sau.
Mỗi tháng chỉ gội đầu một lần đã có thể xếp vào "thiếu vệ sinh". Vậy nếu hơn 3 tháng không được gội đầu, liệu bộ dạng sẽ khó coi tới mức nào?
Dù vậy, phải nói rằng vào thời cổ đại, việc ít gội đầu được coi là một chuyện rất bình thường. Nhưng đối với người hiện đại mà nói, đây quả thực là một thói quen khó tiếp nhận.
Tuy nhiên, đó đều là những sự thật đã tồn tại trong lịch sử Trung Quốc nói riêng. Mà sự thật ấy khiến cho những người sinh ra ở thời đại này không khỏi cảm thấy bản thân mình may mắn…
Vietbf@ sưu tập