R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jun 2007
Posts: 32,373
Thanks: 60,588
Thanked 60,865 Times in 19,683 Posts
Mentioned: 130 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8773 Post(s)
Rep Power: 86
|
Chuyên gia cảnh báo về cuộc cách mạng chủ nghĩa Marx đang h́nh thành ở Hoa Kỳ.
Có một hiện tượng đang được quan sát thấy ở Mỹ ngày nay, “một nỗ lực thay đổi thực tế” để thúc đẩy một cuộc cách mạng chủ nghĩa Marx mới, ông Mike Gonzalez, tác giả của hai cuốn sách về chủ đề này cho biết.
Theo tư tưởng của chủ nghĩa Marx, “thực tế đơn giản được ghép lại với nhau bằng khung khái niệm của chúng ta”, ông Gonzalez nói trên chương tŕnh “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV.
“V́ vậy, những ǵ chúng ta đang chứng kiến với Black Lives Matter, những ǵ chúng ta đang chứng kiến với Dự án 1619 … là đang thay thế câu chuyện của người Mỹ, thay thế ư tưởng về nước Mỹ từ: tất cả mọi người được sinh ra đều b́nh đẳng, tất cả chúng ta đều tự do… với ư tưởng rằng chúng ta là một đất nước tồi tệ, rằng lịch sử của chúng ta thật ghê tởm, rằng bản thân hệ thống của chúng ta cũng mang tính phân biệt chủng tộc, rằng hệ thống này phải được thay đổi.”
Hầu hết mọi người tin rằng thực tế không thể thay đổi bởi v́ họ tin vào một chân lư căn bản và tối hậu, vào quy luật tự nhiên, hoặc vào Chúa, nhưng những người theo chủ nghĩa Marx không tin vào bất kỳ điều ǵ trong số đó, ông Gonzalez nói.
Ông Gonzalez giải thích rằng, Black Lives Matter (BLM) sử dụng cái chết của ông George Floyd như một cái cớ để thay đổi xă hội, “để phá bỏ nguyên tắc tổ chức của xă hội” – theo lời của người đồng sáng lập BLM Alicia Garza.
Ông Gonzalez nói rằng khái niệm của Black Lives Matter là “không thể bắt bẻ được”.
“Bảy tỷ người trên trái đất đều quan trọng. Và tất cả chúng ta đều là con của Chúa. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng – dựa trên lịch sử của chúng ta – để khẳng định rằng cuộc sống của những người Mỹ gốc Phi, những người đồng hương của chúng ta, rất quan trọng bởi v́ chúng ta hiểu biết lịch sử.”
Nhưng Black Lives Matter cũng là phong trào và là tổ chức BLM Global Network Foundation (BLMGNF), ông Gonzalez, một thành viên cao cấp tại Heritage Foundation cho hay.
Vị chuyên gia này lưu ư rằng, các nhà sáng lập BLM nói rằng họ là những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx.
Bà Patrisse Cullors, một đồng sáng lập BLM cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Real News Network vào năm 2015 rằng, “Chúng tôi thực sự có một khuôn khổ ư thức hệ. Bản thân tôi và Alicia [Garza] nói riêng là những nhà tổ chức được đào tạo. Chúng tôi là những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx.”
“Bà Cullors được đào tạo trong một thập niên như một nhà tổ chức cấp tiến tại Trung tâm Chiến lược Cộng đồng/Lao động, được thành lập và điều hành bởi ông Eric Mann, một cựu thành viên của nhóm Weather Underground, phe cấp tiến trong những năm 1960, được FBI xác định là một nhóm khủng bố quốc gia,” ông Gonzalez viết cho Heritage Foundation.
Nhóm này, ban đầu được gọi là “Weathermen”, đă giải thích trong tuyên bố thành lập năm 1969 rằng họ cống hiến để “tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và thành tựu một thế giới phi giai cấp: chủ nghĩa cộng sản thế giới”.
Bà Alicia Garza, người đồng sáng lập BLM, được đào tạo bởi Trường Thống nhất và Giải phóng (SOUL), một học viện do Tiến sĩ Harmony Goldberg, một học giả về nhân văn học, sáng lập, ông Gonzalez cho biết.
Bà Goldberg cũng là một chuyên gia về ông Antonio Gramsci (pdf), người sáng lập đảng cộng sản của Ư vào những năm 1920 và là một trí thức theo chủ nghĩa Marx. Bà am hiểu lư thuyết của Gramsci về chiến tranh giành vị trí, khái niệm tuyển dụng nhân sự, tổ chức, đào tạo và thuyết phục họ thay thế một nền văn hóa này bằng một nền văn hóa khác, ông Gonzalez nói.
Ông Gonzalez trích dẫn lời của ông Gramsci, người đă nói rằng ở phương Tây, trong những xă hội có xă hội dân sự mạnh mẽ, quư vị cần phải có một cuộc chiến tranh giành vị trí.
Ông Gramsci đă đánh đồng “chiến tranh chính trị” với chiến tranh quân sự, trong đó chiến tranh giành vị trí giống như “chiến tranh chiến hào, dàn xếp thành một cuộc đấu tranh lâu dài với những chiến thắng nhỏ hơn mang tính chiến lược để giành thêm lănh thổ từng chút một”, trái ngược với chiến tranh di chuyển giống như “một cuộc tấn công quân sự chớp nhoáng”, theo ông Bradley Thomas, một nhà hoạt động theo chủ nghĩa tự do và là tác gia đă viết cho Quỹ Giáo dục Kinh tế (FEE).
Ông Gonzales cho hay, “Nói cách khác, quư vị phải dẫn dắt người lao động, thâm nhập vào họ, truyền bá cho họ, dạy họ rằng gia đ́nh là một h́nh thức áp bức, dạy họ rằng quốc gia-nhà nước là một h́nh thức áp bức, dạy rằng tài sản tư nhân dẫn đến chiến tranh và nhiều áp bức hơn nữa. Và đó là những ǵ chúng ta có ngày hôm nay, ngoại trừ ở nước Mỹ, chúng ta thực hành việc này qua lăng kính của cuộc đua với thuyết sắc tộc trọng yếu.”
Cốt lơi trong tư tưởng của Marx là gia đ́nh, quốc gia-nhà nước, sở hữu tư nhân, cũng như niềm tin vào Chúa và tôn giáo, phải bị băi bỏ, ông Gonzalez cho biết và nói thêm rằng những người lao động vào thời điểm đó không đồng ư với bất kỳ điều ǵ trong số những điều này.
Theo ông Gonzalez, từ giữa thế kỷ 19 cho đến năm 1917, khi cuộc cách mạng Marxist đầu tiên thành công, những người lao động trong khoảng 70 năm đó đă yêu quốc gia-dân tộc, yêu nước, trung thành với Chúa và thực sự ưa chuộng sở hữu tư nhân.
Hậu quả là cuộc cách mạng Marxist đă thất bại thảm hại ở Trung và Tây Âu – chính xác là nơi mà Marx nói rằng nó sẽ thành công, ông Gonzalez giải thích.
“Những nhà tư tưởng cộng sản này ở Ư và Đức đă nảy ra ư tưởng rằng Marx đă đúng về chiến lược loại bỏ quốc gia, nhà nước và sở hữu tư nhân, nhưng chiến thuật của ông ấy cần phải được cải thiện.”
“Chiến thuật của Marx là sẽ trở thành các lực lượng vật chất của xă hội, kinh tế sẽ quyết định tất cả mọi thứ,” nhưng những trí thức cộng sản này vào những năm 1920 ở Âu Châu nhận ra rằng chính văn hóa – không phải kinh tế – là yếu tố quyết định hành vi của con người, ông Gonzalez nói. “Chủ nghĩa Marx mà chúng ta thấy ở Mỹ ngày nay — chính là kiểu chủ nghĩa Marx đó.”
“Những người cộng sản, những người đă đào tạo nên những người sáng lập các tổ chức BLM… đă lấy cảm hứng từ những người theo chủ nghĩa Marx văn hóa ở Âu Châu những năm 1920 này.”
Tại một cuộc biểu t́nh của những người cấp tiến ở Maine vào năm 2019, bà Garza nói, “Bản thân nước Mỹ được thành lập dựa trên bạo lực, tràn ngập chủ nghĩa da trắng tối thượng, và được khẳng định dựa trên nạn cướp bóc và diệt chủng.”
“Khi chúng ta nói về việc chống lại chủ nghĩa dân tộc của người da trắng, chống lại chủ nghĩa da trắng tối thượng, chúng ta không nói về việc chống lại người da trắng. Chúng ta đang nói về việc thay đổi cách chúng ta đă tổ chức đất nước này để chúng ta thực sự có thể đạt được công lư mà chúng ta đang đấu tranh cho. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều phải làm việc để tiếp tục phá bỏ nguyên tắc tổ chức của xă hội này, thứ tạo ra sự bất b́nh đẳng cho tất cả mọi người, ngay cả người da trắng,” bà Garza đă nói theo tờ Maine Beacon.
“Vào năm 2020, chúng ta đă có những tháng bất ổn. Và… với thuyết sắc tộc trọng yếu, đă có một nỗ lực thực sự trong việc thay đổi văn hóa của chúng ta từ bên trong,” ông Gonzalez nói.
Theo Cơ quan Giám sát Khủng hoảng của Hoa Kỳ, vào năm 2020 sau cái chết của ông George Floyd, 633 cuộc bạo loạn đă diễn ra, ông Gonzalez nói. Viện Thông tin Bảo hiểm cho biết những cuộc bạo loạn này là những cuộc bất ổn dân sự tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ với thiệt hại được bảo hiểm ước tính hơn 2 tỷ USD.
Theo ông Gonzalez, các nhà hoạt động BLM đă tham gia vào 95% trong số 633 cuộc bạo loạn mà danh tính của thủ phạm đă được biết.
“Tôi rất xem trọng điều đó. … Đó là lư do tại sao tôi viết cuốn sách của ḿnh: BLM: Sự h́nh thành của một cuộc cách mạng chủ nghĩa Marx mới,” ông Gonzalez nói.
The Epoch Times đă liên lạc với Black Lives Matter để yêu cầu b́nh luận.
Vị chuyên gia này lưu ư rằng, hậu quả của các cuộc bạo loạn này vẫn c̣n dư âm cho đến ngày hôm nay.
“Tỷ lệ sát hại tăng vọt vào năm 2020. Đó là 30%,” ông Gonzalez nói. Ông nói thêm rằng “Đây là mức tăng tỷ lệ sát hại cao nhất trong lịch sử. Chúng tôi đă biết từ thống kê rằng hơn 50% những người bị sát hại là người Mỹ gốc Phi.”
“Vậy là thêm nhiều sinh mệnh người Mỹ gốc Phi đă mất. Họ không quan trọng sao?” ông Gonzalez tự vấn.
BLM đă có một kế hoạch khi tổ chức các cuộc biểu t́nh và bạo loạn vào năm 2020, ông Gonzalez tiếp tục.
Tổ chức này đă đề xướng luật liên bang vào tháng 07/2020 được gọi là Đạo luật BREATHE. Dự luật này, được các Dân biểu Rashida Tlaib (Dân Chủ-Michigan) và Ayanna Pressley (Dân Chủ-Massachusetts) giới thiệu, đă kêu gọi loại bỏ việc cấp ngân sách cho cảnh sát và thay thế họ bằng một cách tiếp cận mới đối với an toàn cộng đồng. Bà Cullors, Giám đốc Điều hành BLM đă mô tả cách tiếp cận này là “cách tiếp cận mới, không trừng phạt và không bỏ tù đối với an toàn cộng đồng, sẽ khuyến khích các tiểu bang thu hẹp hệ thống tư pháp h́nh sự của họ và tập trung vào việc bảo vệ cuộc sống của người Mỹ gốc Phi”, theo một báo cáo của BLM.
BLM cũng đă hợp tác với thương hiệu âm nhạc Hamilton và nước ngọt Sprite để tăng lượng cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020, theo báo cáo. Ông Gonzalez viết trong cuốn sách của ḿnh rằng, tổ chức này đă đưa chương tŕnh giảng dạy của ḿnh nhằm quảng bá thuyết sắc tộc trọng yếu đến tất cả 14,000 khu học chánh trên toàn quốc.
Tổ chức có hàng triệu nguồn tài chính thu được thông qua việc gây quỹ. Báo cáo của BLM cho biết: “Trên khắp các tổ chức và đối tác của chúng tôi, chúng tôi chỉ huy động được hơn 90 triệu USD trong một năm, 2020” với số tiền quyên góp trung b́nh là 30.64 USD, trong khi các chi phí của họ như nhân sự, chi phí điều hành và quản lư, tham gia của người dân, các chương tŕnh, và chi phí thực địa, phản ứng nhanh và can thiệp khủng hoảng, và chiến dịch “bỏ phiếu” lên tới 8.4 triệu USD.
BLM đă gửi 127 triệu email liên quan đến các hoạt động của họ vào năm 2020, tương ứng với 1.2 triệu hành động được thực hiện, theo báo cáo của họ.
Ngoài cuốn sách về BLM, trước đó ông Gonzalez cũng đă viết cuốn sách “Âm mưu Thay đổi nước Mỹ: Chính trị Bản sắc đang Chia rẽ Vùng đất tự do Như thế nào.”
Tác giả giải thích lư do tại sao ông viết những cuốn sách phơi bày sự xâm nhập của chủ nghĩa Marx ở Mỹ.
“Thực tế là trải qua 12 năm đầu đời ở một quốc gia cộng sản ở Cuba khiến tôi nhận ra họ ngay lập tức. … Tôi biết văn hóa đă bị phá hủy như thế nào. Tôi biết một đất nước đă bị phá hủy như thế nào. Nước Mỹ là đất nước của tôi. Tôi không muốn thấy điều ǵ xảy ra với nước Mỹ [những ǵ đă xảy ra] với đất nước nơi tôi sinh ra.”
Bà Ella Kietlinska là một phóng viên tại New York của The Epoch Times.
Anh Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương tŕnh “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV. Anh là một chuyên gia được công nhận về chiến tranh không giới hạn, chiến tranh hỗn hợp phi cân xứng, hoạt động lật đổ, và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay. Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động lật đổ, và các chủ đề liên quan giúp anh có cái nh́n sâu sắc về mối đe dọa toàn cầu này và bối cảnh chính trị.
Ella Kietlinska và Joshua Philipp
Nguyễn Lê
|