Thật không may nếu bạn là người bị hội chứng ruột kích thích v́ không được thoải mái khi ăn uống v́ nhiều thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến người bị hội chứng kích thích nên tránh để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
1. Người bị hội chứng ruột kích thích nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn có hàm lượng chất béo cao có thể làm tăng các cơn co thắt dạ dày, ruột.
Nếu người bệnh có phản ứng không tốt ở dạ dày th́ nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán như: Gà rán, lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên, bít tết, pizza, bánh ḿ kẹp thịt…
Tuy nhiên, người bị hội chứng ruột kích thích cũng không cần tránh hoàn toàn chất béo. Nên chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá và các loại hạt tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Người bị hội chứng ruột kích thích không dung nạp lactose có thể phải tránh sữa và các sản phẩm từ sữa.
Nhiều người mắc phải t́nh trạng không dung nạp lactose (không thể tiêu hóa lactose) - một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Không dung nạp lactose có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng , tiêu chảy.
Cần lưu ư khi uống sữa và các sản phẩm sữa thông thường bao gồm: phô mai, sữa chua, kem…
3. Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao
FODMAP là từ viết tắt của một số loại carbohydrate chuỗi ngắn (đường) được t́m thấy trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao chứa các loại đường không được ruột non hấp thụ tốt. Khi đường từ thực phẩm FODMAP lên men trong đường tiêu hóa, chúng sẽ gây các triệu chứng: đầy hơi , đau bụng, táo bón , tiêu chảy. V́ vậy, người bị hội chứng ruột kích thích cần nhận biết và tránh dùng các thực phẩm này để giảm các triệu chứng khó chịu.
Người bệnh nên hạn chế ăn một số loại trái cây có hàm lượng FODMAP cao như: táo, quả mơ, dâu đen, quả anh đào, bưởi, xoài, lê, quả đào, mận…
Một số loại rau cũng chứa nhiều FODMAP không tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích như: măng tây, củ cải, bắp cải, súp lơ trắng, nấm, đậu bắp, hành, hành lá (phần thân trắng), đậu Hà Lan, tỏi tây, cần tây…
4. Chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo thường được t́m thấy trong các loại thực phẩm ăn kiêng và không đường như: Kẹo cao su không đường, sản phẩm thay thế đường, kem không đường, soda ăn kiêng… Chúng thường khó dung nạp và có thể gây đầy hơi.
V́ vậy, người bị hội chứng ruột kích thích không nên dùng các sản phẩm này để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
5. Nước ngọt có gas
Đồ uống có gas có thể góp phần gây ra các vấn đề về khí đường ruột và đầy hơi. Lượng đường cao trong soda thông thường có thể làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Ngay kể cả soda ăn kiêng cũng không tốt v́ hệ tiêu hóa của người bị hội chứng ruột kích thích có thể phản ứng tiêu cực với chất làm ngọt nhân tạo trong các sản phẩm ăn kiêng.
“Hội chứng ruột kích thích là nỗi phiền toái của nhiều người với các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy... Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn những thực phẩm không phù hợp. V́ vậy, để sống chung với hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên t́m hiểu và tránh các loại thực phẩm có thể gây kích hoạt triệu chứng bệnh để có thể kiểm soát, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.” - ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
VietBF©sưu tập