Theo Bloomberg, tiền số là một công cụ tiềm năng để giới nhà giàu Nga tránh tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ năm cho biết đă thông qua "các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ" để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Những biện pháp này nhằm hạn chế khả năng kinh doanh bằng bạc xanh và các loại tiền tệ quốc tế lớn khác. Ngoài ra, 5 ngân hàng Nga cũng bị Mỹ trừng phạt.
Một loạt tỷ phú Nga và thành viên gia đ́nh họ cũng sẽ là mục tiêu được chính quyền Biden nhắm đến. Tổng thống Mỹ cho rằng, họ hưởng lợi từ các chính sách của Điện Kremlin và nên chia sẻ nỗi đau.
Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt này có thể mang đến ít "sát thương" hơn với Nga – quốc gia đang thực hiện từng bước để hợp pháp hóa tiền điện tử và cũng là nơi các loại tài sản kỹ thuật số được sở hữu rộng răi. Thông thường, các quốc gia thường sử dụng các biện pháp vật lư để tránh các lệnh trừng phạt. C̣n hiện tại Bloomberg cho rằng, Nga có thể sử dụng tiền điện tử và các sàn giao dịch phi tập trung.
Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên các công ty, cá nhân Nga về cơ bản có thể khiến họ bị cô lập với phương Tây. Các tỷ phú Nga có khả năng tránh được các h́nh phạt này nếu họ sử dụng tiền số, vốn dựa trên công nghệ blockchain giúp ẩn danh các giao dịch. Các loại tiền kỹ thuật số có thể giúp họ mua hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vào tài sản bên ngoài Nga - tất cả đều tránh được sự theo dơi của các ngân hàng hay tổ chức.
"Nếu hai người hoặc tổ chức muốn làm ăn với nhau và không thể giao dịch thông qua ngân hàng, họ có thể sử dụng Bitcoin. Một người giàu có thể chuyển đổi tài sản sang Bitcoin, nếu lo ngại tài khoản có nguy cơ bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt", Mati Greenspan, nhà sáng lập, kiêm giám đốc điều hành công ty tư vấn tài chính Quantum Economics cho hay.
Chủ sở hữu tiền số cũng có thể thiết lập một mạng ví với các địa chỉ khác nhau trên vài sàn giao dịch, khiến việc theo dơi bất kỳ hoạt động nào trở nên cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, họ có thể chọn các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số không đặt trụ sở ở khu vực đang chịu các biện pháp trừng phạt.
Trung tâm dữ liệu tại Bratsk, Nga của BitRiver, đơn vị các dịch vụ cho đào tiền điện tử. Ảnh: Reuters
Theo dữ liệu của cổng thanh toán TripleA có trụ sở ở Singapore, hơn 17 triệu người Nga, tương đương 12% dân số đang sở hữu tiền số. Dù vậy, đến ngày 24/2, chưa có tỷ phú Nga nào công bố việc họ có sở hữu tiền này hay không.
C̣n theo NYT, giới chuyên gia nhận định Nga có nhiều công cụ liên quan đến tiền số để tránh các lệnh trừng phạt. Chính phủ Nga cũng đang phát triển đồng tiền điện tử của Ngân hàng Trung ương nước này, được gọi là đồng Ruble kỹ thuật số. Họ hy vọng có thể sử dụng để giao dịch trực tiếp với các nước khác mà không cần chuyển đổi qua USD.
Tháng 10/2020, đại diện của Ngân hàng Trung ương Nga trả lời một tờ báo nước này rằng "đồng Ruble kỹ thuật số" mới sẽ khiến nước này ít phụ thuộc hơn vào Mỹ và có khả năng chống lại các lệnh trừng phạt tốt hơn. Nó sẽ cho phép các tổ chức tại Nga thực hiện các giao dịch bên ngoài hệ thống ngân hàng quốc tế với bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng giao dịch bằng tiền kỹ thuật số.