2 siêu lỗ đen đang lao vào nhau trong khoảng 10000 năm nữa, vốn sẽ tạo nên sự tác động của cấu trúc không gian và thời gian.
Các nhà thiên văn học đă phát hiện ra hai siêu lỗ đen khổng lồ đang trên đường va chạm vào nhau, vốn có thể tạo ra một vụ va chạm dữ dội sẽ làm rung chuyển cấu trúc của không-thời gian. Thời điểm va chạm ước tính vào khoảng 10000 năm tới, tính từ năm 2022.
Các lỗ đen có chung tên là PKS 2131-021, hiện đang tồn tại ở vùng không gian cách Trái đất khoảng 9 tỷ năm ánh sáng. Theo một tuyên bố từ NASA, hai lỗ đen 'quái vật' này đă di chuyển đều đặn về phía nhau trong khoảng 100 triệu năm. Giờ đây chúng đang chia sẻ quỹ đạo nhị phân quay quanh nhau cứ hai năm một lần.
Sự kiện hợp nhất đặc biệt của vũ trụ khi 2 siêu lỗ đen tiến sát đến nhau.
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 10000 năm nữa, hai lỗ đen này sẽ hợp nhất lại thành một, ltạo ra một sự kiện 'độc nhất vô nhị', lan tỏa khắp vũ trụ các làn sóng hấp dẫn - những gợn sóng trong cấu trúc không-thời gian mà nhà vật lư Albert Einstein từng dự đoán trước đây.
Mặc dù không ai trong chúng ta sẽ chứng kiến vụ va chạm kinh hoàng đó, nhưng nghiên cứu PKS 2131-021 giờ đây có thể tiết lộ thông tin mới về cách các lỗ đen siêu lớn h́nh thành và điều ǵ sẽ xảy ra khi hai trong số chúng va chạm.
Lỗ đen được xem như những con "quái vật tham ăn" vũ trụ.
Các lỗ đen quay xung quanh nhau, trong khi lỗ đen lớn hơn thổi ra một tia vật chất vào không gian, cho phép các nhà thiên văn học phát hiện ra nó từ Trái đất. Các lỗ đen siêu lớn này là những vật thể cực kỳ tối, dày đặc, có khối lượng gấp hàng trăm triệu lần Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học không biết làm thế nào mà những vật thể này lại có kích thước lớn như vậy, nhưng có một khả năng là các lỗ đen lớn nhất của vũ trụ được tạo ra bởi chính những lần hợp nhất giữa các lỗ đen nhỏ hơn.
Nếu những phát hiện được xác nhận, PKS 2131-021 sẽ là cặp lỗ đen nhị phân thứ hai từng được phát hiện và là cặp có mối quan hệ chặt chẽ nhất mà các nhà khoa học đă t́m thấy.
Các nhà khoa học từng phát hiện lỗ đen nhị phân đầu tiên vào năm 2020 trong một thiên hà cách Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm ánh sáng. Tuy nhiên, các lỗ đen đó quay quanh nhau 9 năm một lần, cho thấy có khoảng cách giữa chúng lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa 2 lỗ đen PKS 2131-021.
Hai lỗ đen "quái vật" đủ lớn và đủ gần để chúng có thể tạo ra các làn sóng hấp dẫn trước khi va chạm với nhau. Các quan sát trong tương lai đối với cặp lỗ đen PKS 2131-021 sẽ tập trung vào việc nắm bắt được dạng sóng hấp dẫn này.