Số ca nhiễm, tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong, các cụm dịch bùng phát và nồng độ virus trong mẫu nước thải là những yếu tố quyết định liệu Covid có thành mầm bệnh lưu hành, theo chuyên gia.
Nhiều nước đang chuyển sang giai đoạn sống chung với Covid-19 với chiến lược tiếp cận virus như một mầm bệnh thông thường. Theo đó, một bệnh dịch được coi là bệnh thông thường (c̣n gọi là bệnh đặc hữu) khi nó lưu hành ổn định trong cộng đồng, có thể dự đoán được số lượng ca nhiễm ở mỗi thời điểm nhất định. Đây là tín hiệu lạc quan, song các chuyên gia cho rằng giới chức nên thực hiện điều này một cách thận trọng.
"Khi chúng ta tiến tới kịch bản kiểm soát được Covid-19, việc đánh giá những thay đổi của virus trong thực tế và tác động của nó với cộng đồng là vô cùng quan trọng, bởi ai cũng hiểu virus này khó lường đến mức nào", tiến sĩ Atul Nakhasi, Trung tâm điều trị ngoại trú Martin Luther King Jr. ở Los Angeles, nhận định.
Các chuyên gia nêu ra 5 yếu tố quyết định một đại dịch trở thành mầm bệnh lưu hành.
Yếu tố đầu tiên là số ca nhiễm trong cộng đồng. Con số sẽ thay đổi tại mỗi khu vực khác nhau. Tại Los Angeles, giới chức y tế công cộng đă phát triển hệ thống cảnh báo mức độ nguy hiểm của virus. Theo đó, nếu số ca mắc mới là dưới 200 trên 100.000 dân, mức độ rủi ro vẫn thấp.
Tiêm chủng đóng vai tṛ quan trọng trong việc kiểm soát ca nhiễm. Song đây không phải cách duy nhất để đạt được ngưỡng an toàn. Hầu hết người từng mắc Covid-19 có khả năng miễn dịch với virus ở mức độ nhất định. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 73% người Mỹ đă có miễn dịch với Omicron. Tỷ lệ này có thể tăng lên mức 80% vào giữa tháng 3. Đây là điều kiện thuận lợi để nước này bước vào giai đoạn coi Covid-19 là bệnh đặc hữu khi cộng đồng có miễn dịch cả từ vaccine và nhiễm bệnh tự nhiên.
Yếu tố tiếp theo là tỷ lệ nhập viện của các ca F0. Theo các nhà khoa học, nếu số ca nhập viện tiếp tục giảm ổn định, Covid-19 có thể được coi là mầm bệnh lưu hành. Gần đây, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chuyển hướng thống kê sang số ca nhập viện và tử vong. Các chuyên gia cho biết ngay cả khi số ca nhiễm ở mức thấp, số ca nhập viện cao cho thấy virus đă đột biến, nguy cơ lây lan dịch tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, nếu số ca nhiễm cao nhưng lượng người nhập viện thấp, dịch bệnh có thể đă chuyển sang trạng thái ít nghiêm trọng hơn.
"Giai đoạn mới của dịch bệnh đ̣i hỏi điều chỉnh lại các chỉ số đánh giá tác động thực sự của virus lên cộng đồng", tiến sĩ John Brownstein, Giám đốc Đổi mới tại Bệnh viện Trẻ em Boston, nhận định.
Theo ông, số ca chuyển nặng, số người nhập viện tiếp tục là chỉ số đáng tin cậy để người dân và chuyên gia đánh giá dịch bệnh.
"Dù không phải thông số cập nhật nhanh nhất, năng lực bệnh viện cũng sẽ phản ứng mức rủi ro của dịch trong cộng đồng, là tiền đề để cân nhắc nới lỏng biện pháp hạn chế", ông nói thêm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở thủ đô Washington, Mỹ hôm 28/12. Ảnh: AFP
Theo Jodie Guest, chuyên gia dịch tễ Đại học Emory, thước đo khác cho mức độ nghiêm trọng của virus là tỷ lệ tử vong. Bà cho biết với quy mô dân số của Mỹ, nếu lượng người chết v́ Covid-19 mỗi ngày dưới 100, virus đă đến giai đoạn lưu hành. Song các chuyên gia vẫn cần theo dơi biến chủng và vùng dịch cụ thể, bởi tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng khác nhau ở từng khu vực.
Các chuyên gia Mỹ c̣n sử dụng mẫu nước thải để biết độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong cộng đồng. Trên thực tế, theo dữ liệu từ Hệ thống Giám sát Nước thải Quốc gia của CDC, 70% cơ sở nước thải phát hiện nồng độ virus giảm so với hai tuần trước. Đây là dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm nCoV đang giảm.
Các mẫu nước thải đặc biệt quan trọng bởi các F0 thải ra virus nhiều trong giai đoạn đầu lây nhiễm. Như vậy, các địa phương có thể xác định tỷ lệ lây nhiễm tăng hay giảm ngay cả khi người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Yếu tố cuối cùng để xác định Covid-19 có phải mầm bệnh lưu hành không là các cụm dịch bùng phát. Theo tiến sĩ Jay Bhatt, phóng viên y tế ABC News, giới chức y tế cần khoanh vùng các cụm dịch trong trường học, nơi làm việc. Đây là những nơi biểu hiện mức độ gia tăng của dịch bệnh.
Theo tiến sĩ Bhatt, khi Covid-19 chuyển dần sang giai đoạn lưu hành, nhiều người sẽ lầm tưởng dịch bệnh đă lùi xa. Song ông nhận định t́nh h́nh tại mỗi khu vực rất khác nhau. Thụy Điển hồi đầu năm nay đă tuyên bố thoát đại dịch. Ca nhiễm nước này giảm mạnh. Hiện 73% dân số Thụy Điển đă được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Song tại châu Phi, khoảng 19% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine, chỉ 6,2% đă tiêm đủ hai liều. Cư dân của các quốc gia sẽ đối mặt với những kịch bản Covid-19 khác nhau trong ṿng hai tháng tới.
Tiến sĩ Nakhasi cảnh báo tác động của virus không cân xứng giữa các khu vực, các cộng đồng thiểu số và người dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, số ca nhiễm giảm không có nghĩa người dân nên buông lỏng cảnh giác, gạt bỏ hoàn toàn những biện pháp chống dịch đơn giản và hiệu quả như đeo khẩu trang, rửa tay và tiêm chủng tăng cường.
Tiến sĩ Megan Ranney, Trường Y tế Công cộng của Đại học Brown, cho biết: "Chúng ta đang trong giai đoạn dịch lưu hành khi các ca nhiễm, nhập viện và tử vong đạt đến trạng thái ổn định. Tuy nhiên, hăy nhớ bệnh lưu hành khác với bệnh không nguy hiểm".