Theo các số liệu thống kê, chỉ có quốc gia này ở EU là đủ năng lượng để có thể "ung dung" trước vấn đề khí đốt đang nóng bỏng liên quan đến Nga.
Đó là nước Pháp.
Mới đây, tỷ phú Elon Musk đă đăng tải trên trang Twitter của ḿnh kêu gọi các quốc gia trong Liên minh Châu Âu tái khởi động các ḷ phản ứng hạt nhân đă đóng cửa để kịp thời giải quyết sự thiếu hụt năng lượng do vấn đề nguồn cung khí đốt với Nga.
Thống kê đưa ra bởi trang ENSREG cho biết rằng hiện tại có khoảng 106 nhà máy điện hạt nhân tại Liên minh Châu Âu; trong số đó, một số nhà máy đang hoạt động và đang cố gắng nâng công suất của ḿnh lên bằng cách lắp đặt các tổ máy mới, một số khác đă ngừng hoạt động.
Hiện tại, 13/27 quốc gia thành viên EU đang sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện. Năng lượng hạt nhân cung cấp hơn 25% lượng điện năng tiêu thụ tại EU.
Theo số liệu năm 2021 đưa ra bởi Viện năng lượng Hạt nhân Châu Âu (European Nuclear Society), Pháp là quốc gia có số lượng ḷ phản ứng hạt nhân nhiều nhất Châu Âu với 56 ḷ phản ứng. Nhờ sở hữu số lượng ḷ phản ứng hạt nhân lớn và sản lượng điện năng cao, trong công bố về năng lượng của ḿnh hôm 2/3 vừa rồi, Pháp cho biết rằng khủng hoảng năng lượng không phải là vấn đề với đất nước này trong ṿng 03 tháng tới.
Năng lượng hạt nhân tại Pháp đạt mức “khủng”
Tại Pháp, số liệu năm 2020 cho thấy, hạt nhân là nguồn sản xuất và tiêu thụ điện năng hàng đầu. 56 ḷ phản ứng hạt nhân cung cấp lượng điện lên tới 70% tổng lượng tiêu dùng tại đất nước này.
Một ḷ phản ứng hạt nhân với công suất 900 MW có thể sản xuất trung b́nh 500.000 MWh điện năng mỗi tháng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho 400 hộ gia đ́nh.
Trong năm 2019, 80% lượng điện năng tại Pháp được sản xuất từ nguồn năng lượng hạt nhân đến từ 4 vùng: Auvergne Rhône-Alpes (24,4%), Grand Est (21.8%), Centre val-de-Loide (19.2%) và Normandie (17,6%).
Các hệ thống sản xuất cũ và lỗi thời đang dần được thay thế bởi các hệ thống khác tối tân hơn và thân thiện hơn với môi trường.
2019, bước đệm trong dịch chuyển năng lượng
Ngày 17 tháng 8 năm 2015, Pháp ban hành luật chuyển đổi năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng và sử dụng năng lượng xanh. Trong đó quy định việc giảm thiểu các nguồn năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc sử dụng hạt nhân để giảm khí thải và rác thải ra môi trường.
Trước đó ít hôm, ngày 13/08/2015, tổng thống Pháp khi đó là François Hollande đă phát biểu: "Luật chuyển đổi năng lượng được ban hành để đáp ứng cam kết mà tôi đă hứa với nhân dân Pháp. Đây là bước đệm để đưa Pháp vươn lên là một trong những quốc gia đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị Khí hậu Paris (COP 21)".
Từ đó đến nay, Pháp đă cố gắng cắt giảm lượng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân và thay vào đó là việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như: Điện gió, điện địa nhiệt, điện mặt trời.
Do vậy sản lượng điện từ hạt nhân trong năm 2019 chỉ đạt 379,5 TWh; đây là một con số khá khiêm tốn so với năm 2018 - 412,9 TWh. Tổng công suất điện trong năm 2019 tại Pháp đạt 537,7 TWh, trong đó 70,6% điện năng đến từ nguồn năng lượng hạt nhân, số c̣n lại đến từ các năng lượng như điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt.
*TWh (Terawatt giờ); 1 TWh = 1.000.000.000 (1 tỷ) kWh.
Theo thông tin VTV đưa ngày 2/3 vừa qua, trước t́nh trạng thiếu hụt khí đốt do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, EU đă chính thức công nhận năng lượng hạt nhân là bền vững và sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào nguồn năng lượng này. Mặc dù gặp phải sự phản đối của Đức; song, EU cho rằng điện hạt nhân là giải pháp tốt để đáp ứng an ninh năng lượng trong trung hạn và dài hạn.
VietBF @ Sưu tầm