Tổng thống Putin nhấn mạnh, với những doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Nga mà không có lư do hợp lư, cần có sự quản lư từ bên ngoài, chuyển giao cho "những người muốn làm việc".
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev ngày 10/3 cho biết, Nga sẽ nghiên cứu và thực hiện các biện pháp như quốc hữu hóa tài sản của các công ty bị Nga trừng phạt.
Một loạt "ông lớn" bị đưa vào "danh sách đen"
Cùng ngày, tờ Izvestia của Nga dẫn thông tin cho biết, Chính phủ Nga và Văn pḥng Tổng công tố Nga đă nhận được danh sách các công ty nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa. Danh sách bao gồm 59 công ty như: Volkswagen, Apple, IKEA, Microsoft, IBM, Shell, McDonald's, Porsche, Toyota và H&M… trước đó đă tuyên bố ngừng hoạt động tại Nga hoặc rút khỏi thị trường Nga.
Danh sách này do tổ chức "Sáng kiến tiêu dùng xă hội" của Nga lập ra. Người đứng đầu tổ chức Oleg Pavlov nói với phóng viên của Izvestia rằng danh sách này "mở", và nếu có các công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga và không bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, họ sẽ bị đưa vào danh sách.
Ông Pavlov nói rằng, tổng nợ phải trả của các công ty trong danh sách này đă vượt quá 6 ngh́n tỷ Rúp (44,6 tỷ USD), tương đương với tổng thu nhập của các công ty này ở Nga trong 3 năm qua. Bị đưa vào "danh sách đen chống trừng phạt" đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này và ban lănh đạo của họ phải đối mặt với những rủi ro sau: bị phong toả tài khoản và tịch thu tài sản cá nhân, bị cơ quan bên ngoài quản lư và quốc hữu hóa tài sản doanh nghiệp.
Ông Pavlov cho biết thêm, ban giám đốc các doanh nghiệp này có thể phải chịu trách nhiệm h́nh sự nếu họ cố t́nh phá sản và có hành vi gian lận quy mô lớn.
Quốc hữu hoá tài sản doanh nghiệp phương Tây
Ngày 9/3, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế - Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky tuyên bố, một mặt Nga sẽ điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế và tài chính để giảm tác động của các lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc giảm sử dụng đồng USD trong các giao dịch quốc tế cũng như dự trữ trong nước và quốc tế. Mặt khác, Nga sẽ nhanh chóng thực hiện các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây.
Ông Birichevsky nhấn mạnh: "Không ai nên nghi ngờ về tốc độ, tính toàn diện và độ nhạy bén của biện pháp đáp trả".
Cùng ngày, Hội đồng Lập pháp của Duma Quốc gia Nga đă thông qua gói biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt thứ hai do Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền đề xuất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Nga, mở đường cho việc quốc hữu hóa tài sản của các công ty phương Tây liên quan đến các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Theo dự thảo đề xuất, đối với các công ty trước đó đă tuyên bố rút khỏi Nga, ṭa án sẽ chỉ định ban quản lư tạm thời trong 3 tháng; sau đó cổ phần của cơ cấu mới sẽ được bán đấu giá và cơ cấu cũ sẽ được thanh lư. Để được miễn xử lư, các công ty này phải khôi phục hoạt động trong ṿng 5 ngày hoặc bán cổ phần, đồng thời đảm bảo rằng các nghiệp vụ và nhân viên vẫn c̣n ở đó.
Đáp lại, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki hôm 9/3 nói rằng, nếu Nga quốc hữu hóa tài sản của các công ty Mỹ rời khỏi nước Nga, Mỹ "sẽ không thể không hành động".
Ngày 10/3, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Medvedev xác nhận trên mạng xă hội rằng, chính phủ Nga đang nghiên cứu các biện pháp đối phó với hiện tượng các công ty nước ngoài rút vốn quy mô lớn, bao gồm việc tiến hành phá sản và quốc hữu hóa tài sản của những công ty nước ngoài rút khỏi quốc gia này.
Ông Medvedev nhấn mạnh, việc rút lui của các công ty nước ngoài không liên quan ǵ đến hoạt động kinh doanh, "hoàn toàn là v́ chính trị", và sẽ rất khó để những công ty phương Tây rời bỏ nước Nga đó quay trở lại thị trường Nga sau này.
Đảng Nước Nga Thống nhất đă phát đi một thông điệp trên Telegram vào ngày 10/3 rằng, Tổng thống Putin ủng hộ gói biện pháp đáp trả thứ hai mà đảng này đề xuất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Nga.
Theo hăng thông tấn TASS của Nga, ngày 10/3, tại cuộc họp với các thành viên chính phủ, Tổng thống Putin cho biết, nền kinh tế Nga đang thích ứng với t́nh h́nh sau các lệnh trừng phạt mới của phương Tây. "Nước Nga không đóng cửa, mà đang thích nghi", điều này chỉ làm tăng tính độc lập của nước này.
Ông Putin nhấn mạnh tại cuộc họp rằng, Nga sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài chọn làm việc tại Nga. Nhưng đối với những công ty nước ngoài muốn rời đi mà không có lư do hợp lư th́ cần phải có sự quản lư từ bên ngoài.
Tổng thống Putin nói: "Cần phải có hành động dứt khoát chống lại những người sắp ngừng sản xuất ở Nga. Trong mọi trường hợp đều không được phép gây ra thiệt hại cho các nhà cung cấp địa phương. Dựa trên công cụ pháp luật để đưa người bên ngoài vào quản lư, chuyển giao các doanh nghiệp này cho những người muốn làm việc".
VietBF @ Sưu tầm