Quả và lá chanh là gia vị hết sức quen thuộc. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây chanh có thể sử dụng làm thuốc với tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm.
1. Công dụng của cây chanh
Quả chanh vị rất chua (cực toan), tính mát (lương); có tác dụng giải khát, chỉ ẩu (làm ngừng nôn ọe), tiêu thực, an thai, thông khí kết và làm đẹp da.
Vỏ quả chanh vị đắng, tính ấm; có tác dụng kiện vị (làm mạnh dạ dày), giải khí uất, giảm đau.
Hoa chanh vị ngọt, tính ấm; có tác dụng tư âm dưỡng huyết, trị tăng huyết áp, chóng mặt.
Lá chanh vị cay ngọt (tân cam), tính ấm; có tác dụng lư khi, khai vị, tiêu đờm, trừ ho.
Rễ chanh vị hơi cay, tính ấm; ngoài tác dụng tư âm dưỡng huyết tương tự như hoa, c̣n có tác dụng chữa tim loạn nhịp, thở ngắn hơi, hay mệt mỏi.
2. Các phương thuốc từ cây chanh
2.1 Chữa ho có đờm: Dùng 1 quả chanh tươi cắt thành từng miếng nhỏ, đường phèn hoặc mật ong đủ ngọt, cho vào bát, đem hấp cách thủy cho chín kỹ rồi ăn. Ngày ăn hai lần vào sáng sớm và chiều tối.
2.2 Chữa ho khan, mất tiếng: Dùng vỏ rễ chanh và vỏ rễ dâu, mỗi thứ 12g (cả hai loại rễ đều bỏ lớp vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong). Khi uống có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong.
2.3 Chữa đau đầu, khàn tiếng: Cắt lát chanh với một ít vôi dán vào hai thái dương (đau đầu) và trước cổ khi họng bị khô đau rát.
2.4 Chữa cảm cúm, viêm họng: Nước chanh cô mật ong ḥa nước nóng uống.
2.5 Viêm loét miệng: Chanh 1 quả, bột sắn dây 12g, đường 20g, nước 150ml. Uống ấm 1-2 lần/ngày.
2.6 Ho ra máu: Chanh 3 quả, mật mía: 30ml, nước: 750ml sắc c̣n 250ml. Lấy chanh ra thái nhỏ cho vào nước sắc trộn. Uống nước sắc, ăn chanh. Uống 3-5 ngày liền.
2.7 Chữa chứng chán ăn, tiêu hóa kém: Chanh 2 phần, muối 1 phần, trộn đều, đem sấy cho tới khi qua chanh rỉ nước ra ngoài và hơi tốp lại th́ để nguội rồi cho vào lọ bảo quản. Dùng chanh muối 3 quả nấu với cháo ăn ngày 2 bữa vào buổi sáng và buổi tối. Ăn liên tục trong 3-5 ngày.
2.9 Chữa dạ dày đầy hơi, lợm giọng, buồn nôn: Vỏ quả chanh sau khi đă vắt hết nước đem thái thành miếng nhỏ, thêm mật ong vào cho đủ ngọt, mỗi ngày ăn chừng 3-5 vỏ quả.
2.10 Trị nôn ọe, ho khan: Dùng quả chanh cắt thành từng miếng, cho thêm vài hạt muối, nhai và nuốt dần.
2.11 Hỗ trợ chữa trẻ em sốt cao, co giật: Dùng quả chanh vắt lấy nước nguyên chất, cho trẻ uống từng ít một, đồng thời lấy vỏ chanh giă nát, vắt lấy nước xoa vào lồng ngực và xát tay chân (xát từ trong ra ngoài, xát nhiều ở các khuỷu tay, khoeo tay, khoeo chân), làm như vậy liên tục một lúc th́ sốt lui và tỉnh táo lại.
2.12 Chữa trẻ nhỏ bị trướng bụng, bí tiểu: Dùng lá chanh 1 nắm nhỏ, giă nát, đem hấp nóng, để nguội âm ấm đắp lên rốn.
2.13 Côn trùng đốt: Giỏ hoặc đắp chanh lên chỗ bị đốt.
2.14 Giảm đau nhức chân: Xoa xát nhẹ chanh vào nơi tổn thương, nhức mỏi.
2.15 Chữa chín mé: Chanh 1 quả, khoét lỗ vừa ngón tay hay chân cho ít muối nướng cho nóng, để ấm cho ngón tay hay chân vào buộc lại.
2.15 Làm đẹp da mặt, sáng da, se nhỏ lỗ chân lông: 2 th́a canh cám gạo, 2 th́a canh bột kiều mạch, 2-3 giọt chanh, nước ấm đủ làm nhăo. Hoặc nghiền nhuyễn hạt hạnh nhân, quả dưa chuột, với 2-3 giọt chanh cho quánh. Trước khi đắp mặt nạ rửa sạch mặt. Đắp khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa lại nước mát cho sạch.
Lưu ư: Chanh có vị cực toan, cho nên mỗi lần không dùng nhiều. Không ăn chanh để giảm cân. Do tính hàn của dịch quả chanh nên tránh dùng trường hợp có hàn chứng như cảm phong hàn.