Dưới đây là 9 loại hạt cực tốt cho sức khoẻ, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch; có loại ăn được thay cơm, có loại tiếc rằng toàn bị bỏ đi.
1. Hạt chia
Các nền văn minh cổ đại coi hạt chia là là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Điều này cũng đă được chứng minh bởi khoa học hiện đại.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 28g (1 muỗng canh) hạt chia có chứa: 138 calo; 4,7g chất đạm, 8,7g chất béo; 5g axit alpha-linolenic (ALA); 11,9g carb; 9,8g chất xơ; 14% lượng canxi cần thiết trong 1 ngày (DV); 12% DV sắt; 23% DV magiê; 20% phốt pho; 12% kẽm; 15% DV vitamin B1; 16% DV vitamin B3.
Hạt chia giàu chất chống oxy hoá, khoáng chất, chất xơ và axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ xương chắc khỏe, kiểm soát lượng đường trong máu, pḥng chống ung thư. Hơn thế nữa, hạt chia lại có thể chế biến, kết hợp dễ dàng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau như thêm vào nước ép trái cây hoặc sữa chua, bánh pudding, salad hoặc chỉ đơn giản là pha cùng nước lọc.
2. Gạo hoang dă
Gạo hoang dă Bắc Mỹ thực chất là hạt của một loại cỏ, sống ở vùng ngập nước ở Bắc Mỹ, hiện cũng đă được bày bán tại Việt Nam. Đây là món ăn nổi tiếng trong thực đơn ăn kiêng, giảm cân hoặc thực đơn của những người mắc các bệnh chuyển hoá như tiểu đường.
Gạo hoang dă được coi là "vua của các loại gạo" với hàm lượng protein cao hơn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại gạo khác. Gạo hoang dă cũng có nhiều chất chống oxy hóa hơn gạo trắng. Nó cũng cung cấp folate (B9), magiê, phốt pho, kẽm, vitamin B6 và B3.
Khi được nấu chín, gạo hoang dă mềm, tơi, thường được trộn lẫn cơm để tạo thành món cơm thập cẩm hoặc trộn cùng salad rau.
3. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô là một món ăn nhẹ tuyệt vời. Hạt bí ngô rất giàu magiê, một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể ăn hạt bí ngô thường xuyên dưới dạng súp, salad, trộn cùng ngũ cốc,...
4. Hạt lựu
Hạt lựu được ví như "viên ngọc quư" của quả lựu nhưng lại thường bị bỏ đi. Hạt lựu cực nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Punicic là axit béo có trong hạt lựu với đặc tính chống viêm rất cao. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đă chỉ ra punicic có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa, xương khớp; tiêu diệt các tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó, axit béo punicic trong hạt lựu giúp cải thiện lượng đường và cholesterol trong máu, hạn chế các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng chúng ta nên ăn cả hạt lựu thay v́ bỏ đi.
5. Hạt diêm mạch
Nếu bạn đang t́m kiếm nguồn protein lành mạnh, hạt diêm mạch sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Hạt diêm mạch cũng rất giàu chất xơ và chất sắt. Bạn có thể nấu chín hạt diêm mạch để ăn thay cơm hoặc thêm vào mỳ ống và các loại ngũ cốc tuỳ theo sở thích.
6. Hạt lanh
Con người đă ăn hạt lanh từ khoảng 9.000 năm trước Công nguyên. Hạt lanh rất giàu axit béo omega-3, loại chất béo lành mạnh tốt cho tim mạch. Hạt lanh cũng chứa một lượng chất xơ cao. Bột hạt lanh có thể giúp giảm huyết áp.
Hạt lanh có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Thêm một muỗng hạt lanh vào cháo yến mạch, bánh kếp hoặc xà lách sẽ tạo thành một món ăn tuyệt vời.
7. Hạt cây gai dầu
Lượng protein trong hạt cây gai dầu cao hơn hẳn lượng protein có trong hạt lanh hoặc hạt chia. Cây gai dầu cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Bạn có thể sử dụng gai dầu nguyên hạt, rắc vào món salad hoặc các món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt khác. Bạn cũng có thể lấy hạt gai dầu để làm sữa thay thế cho các loại sữa thông thường.
8. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương không chỉ ngon mà c̣n là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E. Hạt hướng dương cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh.
Ngoài việc sử dụng hướng dương như một món ăn vặt, bạn hăy thêm loại hạt này vào bánh ḿ, bánh kẹp hoặc sinh tố để làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món ăn.
9. Hạt mè
Những hạt mè nhỏ xíu là chuyên gia lọc cholesterol xấu trong máu nhờ hàm lượng axit béo cực cao có trong nó.
Hạt mè c̣n chứa nhiều chất xơ. Trong 30g hạt mè có tới 3,5g chất xơ, chiếm 12% lượng chất xơ cần thiết trong ngày.
Hạt mè giúp kiểm soát các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, có tác dụng chống viêm rất tốt và có thể dễ dàng thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày.