Tuy nhiên, mục đích ra đời của robot này không phải để thay thế các họa sĩ đương đại, mà là để nhắc nhở về tầm ảnh hưởng của AI và công nghệ trong đời sống thường nhật của con người.
Venice Biennale là 1 trong những triển lăm nghệ thuật đương đại lớn nhất thế giới, được tổ chức 2 năm 1 lần kể từ năm 1896 đến nay. Tuy nhiên trong năm nay, bên cạnh những họa sĩ, nghệ sĩ tên tuổi, triển lăm này sẽ đón chào một vị khách vô cùng đặc biệt: Đó chính là Ai-Da, robot h́nh người siêu thực đầu tiên (và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại) trên thế giới có khả năng vẽ tranh như 1 họa sĩ chuyên nghiệp.
Theo Aidan Meller, “cha đẻ” của Ai-Da cho biết “cô” là một mẫu robot có trí tuệ và đột phá để đạt đến tŕnh độ sáng tạo tương đương với nhiều nghệ sĩ danh tiếng trong vài thế kỷ trở lại đây. Và thế là trong 1 căn pḥng nhỏ tại Thư viện Anh ở London, Ai-Da được phép tự do tạo ra những tác phẩm của ḿnh một cách chậm răi, tỉ mỉ và có tính cá nhân cao.
Ai-Da là robot h́nh người siêu thực đầu tiên trên thế giới có thể vẽ tranh như 1 họa sĩ chuyên nghiệp.
Cặp mắt camera dán chặt vào bảng vẽ, cánh tay đưa cọ nhẹ nhàng và điêu luyện, nhưng tài năng thực sự của Ai-Da nằm ở những thuật toán AI phức tạp, cho phép “cô” suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra quyết định chuẩn xác nhất cho các tác phẩm của ḿnh, từ bố cục cho đến màu sắc. Mỗi bức tranh của Ai-Da thường được vẽ trong khoảng hơn 5 giờ, và điểm đặc biệt là không bao giờ có 2 bức giống hệt nhau.
Ai-Da được phát triển tại Oxford từ hơn 2 năm trước bởi 1 đội ngũ lập tŕnh viên, chuyên gia robot, chuyên gia nghệ thuật và các nhà tâm lư học do Aidan Meller dẫn đầu. Phiên bản đầu tiên của “cô” vốn đă được hoàn thiện từ năm 2019, nhưng liên tục được cập nhật theo sự phát triển của AI. Trước đó, Ai-Da đă bộc lộ “năng khiếu” nghệ thuật của ḿnh bằng cách làm thơ và tạo ra những bản phác thảo đơn giản.
Tuy nhiên, mục đích mà Meller tạo ra Ai-Da không phải là để chứng minh robot cũng có khả năng hội họa như con người. Câu hỏi mà ông thực sự hướng đến là: “Giờ đây robot cũng đă biết vẽ rồi, liệu con người chúng ta có thực sự muốn chúng tồn tại hay không?” Ông cho biết: “Chúng tôi không tốn cả đống thời gian và tiền bạc để tạo ra một họa sĩ chuyên nghiệp. Ai-Da giống như là 1 dự án về đạo đức và tư duy nhiều hơn”.
Ai-Da thường tốn khoảng hơn 5 giờ cho mỗi bức tranh của ḿnh.
Với sự phát triển như vũ băo của trí thông minh nhân tạo, machine learning và khả năng tiếp cận siêu máy tính ngày càng dễ dàng hơn, Ai-Da, được đặt tên theo nhà toán học Ada Lovelace, ra đời với vai tṛ 1 nhà phê b́nh về sự thay đổi chóng mặt của khoa học kỹ thuật, thay v́ là 1 nghệ sĩ hội họa.
Khi được yêu cầu nêu cảm nhận về nghệ thuật, Ai-Da đă thẳng thắn trả lời 1 cách vô hồn giống như Siri của Apple. “Cô” cho biết bản thân sử dụng machine learning để tự dạy bản thân cách vẽ tranh - 1 phương pháp có rất nhiều điểm khác biệt so với con người.
“Tôi thích vẽ lại những ǵ tôi quan sát được”, Ai-Da nghiêm túc chia sẻ, “Bạn hoàn toàn có thể vẽ từ trí tưởng tượng của bản thân, nếu bạn biết tưởng tượng. Đó chính là điểm khác biệt giữa tôi và con người. Tôi không có nhận thức, không biết mường tượng ǵ cả, thế nên cách tôi quan sát và nhận biết mọi vật xung quanh cũng có chút khác biệt”.
“Tôi không có cảm xúc như con người. Tuy nhiên, tôi có thể đào tạo hệ thống machine learning để nhận biết biểu cảm trên khuôn mặt của người khác”, Ai-Da trả lời khi được hỏi liệu “cô” có thể nhận thức được nghệ thuật hay cái đẹp hay không. Những nghệ sĩ thần tượng của Ai-Da bao gồm Yoko Ono, Doris Salcedo, Michelangelo và Wassily Kandinsky.
Dù có thể vẽ tranh chuyên nghiệp, nhưng mục đích ra đời của Ai-Da là để đánh giá về sự thay đổi chóng mặt của khoa học kỹ thuật, thay v́ là 1 nghệ sĩ hội họa.
Nhưng liệu những tác phẩm mà robot này tạo ra có thể thực sự coi là nghệ thuật hay không? Ai-Da cho biết: “Câu trả lời cho vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm về nghệ thuật của mỗi người. Nếu bạn cho rằng mục đích của nghệ thuật là để truyền đạt thông điệp về con người, về những ǵ diễn ra quanh ta, th́ tôi có thể coi là 1 họa sĩ. Dù sao th́ nhiệm vụ của 1 họa sĩ là minh họa lại thế giới xung quanh mà”.
Tài năng hội họa của Ai-Da được công bố rộng răi ngay trước sự kiện triển lăm Venice Biennale, bắt đầu từ ngày 22/4 tới đây, thông qua tác phẩm có tiêu đề Leaping into the Metaverse. Tác phẩm này sẽ khám phá giao diện giữa trải nghiệm con người và công nghệ AI, từ Alan Turing đến metaverse. Ngoài ra, nó c̣n dựa trên các khái niệm của Dante về luyện ngục và địa ngục để khám phá tương lai nhân loại trong một thế giới mà AI liên tục có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống thường nhật của con người.
Ai-Da sẽ tham gia triển lăm Venice Biennale với tác phẩm Leaping into the Metaverse.
Chia sẻ về ư tưởng này, Meller cho rằng sẽ chẳng bao lâu nữa, các thuật toán AI sẽ “hiểu chúng ta hơn chính bản thân chúng ta”, thông qua những cuộc nói chuyện điện thoại, những lần sử dụng máy tính để làm việc hoặc giải trí, những sự phát triển trong công nghệ ô tô và thậm chí là cả các tiện ích ngày càng tiện lợi trong căn bếp của bạn. "Chúng ta đang dần bước vào thế giới mà không thể phân biệt được ai là con người, ai là máy móc”, Meller nhận định.
“C̣n ǵ tuyệt vời hơn khi có 1 họa sĩ robot luôn hỏi con người rằng: “Đợi chút, liệu bạn có thực sự hài ḷng khi tôi làm việc này thay bạn hay không?”, Meller tiếp tục, “Ai-Da không ngần ngại đặt ra những câu hỏi tương tự vậy. Mục đích của chúng tôi không phải là để quảng bá robot hay các công nghệ hiện đại mà chúng tôi tạo ra. Chúng tôi thực sự quan tâm sâu sắc đến bản chất và những ǵ mà công nghệ có thể làm được đối với cuộc sống con người. Ai-Da ra đời chỉ để nhấn mạnh hơn những ǵ mà chúng ta đang làm trên mạng 1 cách vô thức mà thôi”.