Nga đă tung ra loạt biện pháp, từ yêu cầu nước ngoài mua khí đốt bằng ruble đến tăng mạnh lăi suất, giúp đồng nội tệ hồi sinh mạnh mẽ.
Nga tuần trước cho biết họ muốn các nước châu Âu mua khí đốt của ḿnh bằng đồng ruble thay v́ USD hay euro. Một tháng trước, đó có thể là đề nghị tốt, khi đồng nội tệ Nga giảm 40% so với USD, đứng ở mức 139 ruble đổi một USD, sau khi Moskva hứng chịu loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây do chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, sau thời điểm rơi xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 7/3, đồng ruble của Nga đă phục hồi mạnh mẽ. Tỷ giá hiện tại là 84 ruble đổi một USD, bằng với thời điểm ngay trước khi xung đột Ukraine nổ ra ngày 24/2.
Vậy Nga đă làm thế nào để giải cứu đồng tiền của ḿnh giữa hàng loạt lệnh trừng phạt đang khiến nền kinh tế gặp khó khăn hơn bao giờ hết?
Người phụ nữ đi ngang qua một văn pḥng thu đổi ngoại tệ ở trung tâm thủ đô Moskva, Nga, ngày 24/2. Ảnh: AFP.
Theo Paddy Hirsch, nhà b́nh luận kinh tế kỳ cựu của NPR, có nhiều nguyên nhân khiến đồng ruble đạt được đà phục hồi mạnh mẽ. Đầu tiên là nhờ kẽ hở rất lớn trong loạt lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Nga: Khí đốt.
Các biện pháp trừng phạt được phương Tây đưa ra nhằm hạn chế khả năng thu ngoại tệ của Nga, đặc biệt là USD và euro. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu vẫn tiếp tục mua khí đốt từ Nga v́ đă bị phụ thuộc quá sâu và không có đủ nhà cung cấp thay thế để đáp ứng nhu cầu.
Bloomberg Economics dự báo Nga sẽ thu về gần 321 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng trong năm 2022, tăng hơn 30% so với năm ngoái, nếu các khách hàng lớn của nước này, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục mua dầu và khí đốt của Moskva.
Việc giá dầu và khí đốt tăng, cũng như Nga vẫn duy tŕ được quan hệ thương mại tốt đẹp với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc hay Ấn Độ, khiến ḍng ngoại tệ ổn định tiếp tục đổ vào nước này. Nhờ vậy, những mối lo ngại rằng Nga có thể mất khả năng thanh toán bị đánh tan, giúp thiết lập một mức sàn cho đồng ruble.
Một kẽ hở khác trong hệ thống trừng phạt của phương Tây là những ngoại lệ đối với các khoản nợ chính phủ.
Một trong những biện pháp trừng phạt mạnh nhất và có tác động lớn nhất là lệnh đóng băng các tài khoản nước ngoài của Nga. Moskva nắm lượng ngoại tệ trị giá khoảng 640 tỷ USD, chủ yếu tập trung ở USD, euro, yên Nhật và một số ngoại tệ khác tại các ngân hàng trên khắp thế giới. Khoảng 50% trong số này nằm ở Mỹ và châu Âu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây ngăn Nga tiếp cận nguồn tiền trên, trừ khi dùng chúng để trả lại cho những khoản nợ chính phủ của ḿnh.
Bộ Tài chính Mỹ để ngỏ cánh cửa cho phép các trung gian tài chính xử lư những khoản thanh toán của Nga. Cánh cửa đó có thể sẽ bị đóng lại trong tháng 4, nhưng nó đă giúp ích rất nhiều đối với Nga. Nếu không có nó, Nga nhiều khả năng phải tăng lượng USD nắm giữ bằng cách bán ruble, gây áp lực giảm giá lên đồng nội tệ. Nếu không thể huy động đủ lượng USD, Nga sẽ vỡ nợ.
Kẽ hở trên bức tường trừng phạt là yếu tố bên ngoài thúc đẩy đà phục hồi của đồng ruble. Các yếu tố bên trong khó nhận thấy hơn, theo Hirsch.
Ngày 28/2, Ngân hàng Trung ương Nga đă tăng lăi suất lên 20%. Bất kỳ người Nga nào đang muốn bán ruble mua USD hay euro giờ đây sẽ có động lực lớn hơn để giữ tiền lại gửi tiết kiệm. Càng ít đồng ruble được bán ra th́ áp lực giảm giá càng thấp.
Tiếp theo là quyết định của chính phủ Nga yêu cầu các doanh nghiệp bán 80% số ngoại tệ thu được để đổi lấy ruble. Điều này đồng nghĩa nếu một nhà sản xuất thép của Nga kiếm được 100 triệu euro nhờ bán hàng cho một công ty ở Pháp, họ phải đổi 80 triệu euro trong đó thành ruble, bất kể tỷ giá hối đoái.
Vô số công ty Nga đang làm ăn với các đối tác nước ngoài, thu tiền về bằng euro, USD và yên. Lệnh chuyển đổi 80% doanh thu thành ruble tạo ra nhu cầu đáng kể đối với đồng tiền Nga, giúp nó tăng giá.
Điện Kremlin cũng ban hành sắc lệnh cấm các nhà môi giới Nga bán chứng khoán do người nước ngoài sở hữu. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phiếu công ty và trái phiếu chính phủ Nga. Bằng cách cấm những giao dịch này, chính phủ Nga muốn củng cố thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời giữ tiền ở trong nước, tất cả đều nhằm nâng đỡ đồng ruble.
Chính phủ cũng hướng tới kiểm soát hành vi chuyển tiền ra nước ngoài của các công dân Nga, giúp giữ ngoại tệ ở trong nước và không khuyến khích người Nga bán đồng ruble lấy USD hay euro, làm giảm đáng kể áp lực lên đồng nội tệ.
Các hạn chế kể trên đă được nới lỏng phần nào thời gian gần đây để giúp những người Nga thường xuyên chuyển tiền ra nước ngoài "dễ thở hơn". Tuy nhiên, mức quy đổi chỉ giới hạn ở 10.000 USD cho các cá nhân, được duy tŕ đến cuối năm nay.
Nhưng giới chuyên gia cho rằng yếu tố lớn nhất thúc đẩy đồng ruble hồi sinh là quyết định của Tổng thống Vladimir Putin, yêu cầu các nước "không thân thiện" mua khí đốt Nga phải thanh toán bằng ruble.
Các hợp đồng khí đốt trước đây thường yêu cầu thanh toán bằng euro hoặc USD và những khách hàng mua nhiều khí đốt như các nước EU, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản hay Hàn Quốc, thường không dự trữ lượng ruble lớn.
V́ vậy, nếu ông Putin có thể buộc các quốc gia này thanh toán khí đốt bằng ruble, họ sẽ phải t́m nơi mua đồng nội tệ Nga, qua đó là tăng nhu cầu đối với ruble, đẩy giá gia tăng.
Những dự đoán về xu hướng tăng đó được cho là đă đẩy giá thị trường của đồng ruble tăng lên, dù Nga sau đó tuyên bố không vội vàng yêu cầu phương Tây mua khí đốt bằng ruble.
Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp của chính phủ cũng đi kèm với rủi ro. Nếu Nga đạt được một số giải pháp liên quan đến xung đột Ukraine dẫn đến việc các lệnh trừng phạt được hủy bỏ, đồng thời quan hệ thương mại với phương Tây được phục hồi, đồng ruble có thể giữ giá trị hiện tại khi chính phủ Nga rút lại các biện pháp can thiệp.
Tuy nhiên, nếu chúng được rút lại khi Nga không có giải pháp nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột, đồng ruble có nguy cơ sụp đổ, gây ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế, làm tăng lạm phát, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này.
"Một số biện pháp can thiệp của chính phủ Nga rốt cuộc sẽ phải được thu hồi. Các ngân hàng Nga không thể tiếp tục trả mức lăi suất 20% trong thời gian dài. Tăng trưởng sẽ bị ḱm hăm trong bối cảnh nền kinh tế Nga được dự báo giảm 8% trong năm nay. Các ngành công nghiệp v́ thế cũng không thể tránh khỏi đà suy giảm", b́nh luận viên Hirsch đánh giá.