Chỉ khi chúng ta biết cách chăm sóc, “tẩm bổ” theo lời khuyên của chuyên gia thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, chống lại mọi bệnh tật.
Trong cơ thể người, những cơ quan nội tạng như là tim, gan, lá lách, dạ dày, phổi, thận chính là những bộ phận quyết định tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại khiến các cơ quan này phải chịu đựng rất nhiều gánh nặng và dễ tổn thương.
Theo Giáo sư Ito Hiroshi (Trường Y Đại học Keio, Nhật Bản): Các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, phổi, dạ dày, ruột... của chúng ta không thể nào hoạt động mãi mãi. Mỗi cơ quan đều được thiết lập một mức "thời gian" để hoàn thành đúng công việc của chúng.
Cách tốt nhất để trì hoãn lão hóa nội tạng đó là thực hiện những thói quen sống lành mạnh. Chỉ khi chúng ta biết cách chăm sóc, "tẩm bổ" theo lời khuyên của chuyên gia thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, chống lại mọi bệnh tật.
7 món ăn giúp hồi sinh nội tạng, tăng cường tuổi thọ rất tốt
1. Chuối: Nhuận tràng, khỏe ruột
Một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cornell (Mỹ) nhận định: Chuối là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng bậc nhất, chuối càng chín thì càng có lợi cho sức khỏe. Một quả chuối chín chứa nhiều kali, chất xơ nên hỗ trợ điều hòa huyết áp, thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, đều đặn ăn chuối sẽ kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét được phục hồi, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
2. Mộc nhĩ: Làm đẹp da từ sâu bên trong, chống thiếu máu
Mộc nhĩ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó còn được coi là "thịt của người ăn chay" do rất giàu đạm, hàm lượng đạm sánh ngang với thức ăn động vật.
Hàm lượng vitamin E trong mộc nhĩ rất cao, nó góp phần thúc đẩy làn da căng bóng, hồng hào.
Mộc nhĩ có chứa hàm lượng sắt cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, gấp 20 lần so với rau mồng tơi, gấp 7 lần so với gan lợn (theo Nhân dân Nhật báo Trung Hoa). Do đó, mộc nhĩ chính là nguồn thực phẩm cao cấp để bổ máu, chống thiếu máu do thiếu sắt.
3. Mề gà: Bổ thận
Mề gà có tác dụng rất tích cực và rõ ràng đối với thận của con người, nó có thể cải thiện chức năng thận của con người và ngăn ngừa rối loạn chức năng thận. Nó có tác dụng điều hòa và ngăn ngừa nhất định các triệu chứng bất lợi do rối loạn chức năng thận hoặc thiếu thận.
Trong các sách cổ Trung Quốc có ghi chép, màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi, điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi. Lưu ý: Cần làm sạch mề gà trước khi tiêu thụ.
4. Trà hoa cúc, sói rừng, táo đỏ: Bổ gan, kéo dài tuổi thọ
Thường xuyên uống trà hoa cúc, pha cùng quả sói rừng, táo đỏ có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa. Các hoạt chất chứa trong quả sói rừng có thể loại bỏ hiệu quả các oxit trong cơ thể và có thể cải thiện hoạt động của các tế bào, trì hoãn sự lão hóa.
Đặc biệt hoa cúc và quả sói rừng có thể đạt được tác dụng bổ mắt, bổ gan, giúp ích cho việc bồi bổ cơ thể. Quả táo đỏ có chứa nhiều vitamin nên rất tốt đối với phụ nữ bị thiếu máu, thiếu khí huyết.
5. Quả đu đủ: Bổ dạ dày
Đu đủ có chứa một chất gọi là papain, có thể giúp cơ thể phân hủy protein trong thịt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin A, C, E, kali, chất béo và chất xơ... rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
6. Đậu xanh: Bổ gan
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Bản thân đậu xanh cũng rất giàu lysine và axit amin, sự kết hợp của hai chất dinh dưỡng này đem lại giá trị trị liệu rất cao, đặc biệt là để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do nóng gan trong thời tiết nóng.
7. Tiết lợn: Khỏe tim
Tiết lợn là một trong những thực phẩm giàu sắt và protein vượt trội. Trong 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt vì vậy đây được coi là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch cho phụ nữ.
Tiết lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, dồi dào dinh dưỡng nhưng theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất không nên ăn tiết sống mà nên hấp chín tiết trước khi ăn. Đồng thời, người dân không được giết mổ lợn ốm, chết; không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống...