Căn bệnh không thể chữa khỏi hậu Covid-19. Kết quả được đưa ra trong bài báo công bố ngày 21/3 trên tạp chí Lancet Diabetes & Endocrinology, những người đă khỏi Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn 40%. Đây là bệnh không thể chữa khỏi, phải sống chung với thuốc cả đời.
Điều này có nghĩa cứ 100 F0 sẽ có một người tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau khi nhiễm nCoV, tỷ lệ tương đương 1%. Tính đến ngày 21/3, Mỹ đă ghi nhận 79,5 triệu người mắc Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), điều này tương đương dự báo có thể có khoảng 795.000 trường hợp sẽ bị tiểu đường trong thời gian tới.
Phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy mắc Covid-19 có thể dẫn tới nhiều hậu quả lâu dài về sức khỏe. Theo Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, Hệ thống chăm sóc sức khỏe VA Saint Louis, tác giả chính của nghiên cứu, đa số chúng ta nghĩ đến ảnh hưởng sức khỏe lâu dài hậu Covid-19 là khó thở, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ. Song, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy F0 khỏi bệnh có thể bị vấn đề về tim, thận và trong trường hợp này là tiểu đường.
Ngoài ra, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Massachusetts, Mỹ, mức độ căng thẳng cao trong quá tŕnh nhiễm SARS-CoV-2 có thể là lư do gia tăng các trường hợp mắc bệnh tiểu đường hậu Covid-19.
Với bệnh nhân Covid-19, tiểu đường, đặc biệt type II, là yếu tố nguy cơ cao khiến họ phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy tiểu đường type II là bệnh lư đi kèm ở 22% trường hợp tử vong khi mắc Covid-19. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra trong số các bệnh nhân Covid-19 nặng, 12-16% là những người bị tiểu đường type II.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng lượng glucose trong máu. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng, giúp các tế bào cấu thành cơ, mô và cung cấp “thức ăn” cho năo. Người mắc sẽ bị tăng glucose huyết do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Đây là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi. Do đó, nếu mắc phải, bệnh nhân buộc phải sống chung và dùng biện pháp để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
Tiểu đường type II là loại không phụ thuộc insulin hay c̣n gọi là tiểu đường ở người trưởng thành. Bệnh nhân vẫn c̣n khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ lượng cần thiết.
Người mắc tiểu đường type II sẽ bị nhiễm trùng nấm. T́nh trạng này phổ biến ở cả nam và nữ. Nấm men ăn glucose, khi cơ thể dư thừa đường, đồng nghĩa nó được nuôi sống và phát triển mạnh. Nhiễm trùng nấm men có thể phát triển ở bất kỳ nếp da ấm và ẩm nào như giữa các ngón tay, chân, dưới ngực, xung quanh cơ quan sinh dục.
Đặc biệt, ở nữ giới, nhiều người gặp t́nh trạng nhiễm nấm âm đạo. Nồng độ đường trong máu cao khiến cơ quan này trở thành môi trường lư tưởng cho các nấm men phát triển thành bệnh.
Bệnh nhân bị tiểu đường type II xuất hiện thêm t́nh trạng vết thương chậm lành. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao ảnh hưởng lưu lượng huyết thanh và gây tổn thương dây thần kinh. Tiểu đường thường đi kèm t́nh trạng huyết áp và nồng độ cholesterol cao, khiến mạch máu bị thu hẹp, cản trở việc máu lưu thông tới vết thương và khiến nó lâu lành. Tiểu đường cũng làm yếu hệ miễn dịch, do đó làm giảm khả năng pḥng vệ của cơ thể trước vi khuẩn.
Theo thống kê năm 2017 của Diabetes Care, gần 50% bệnh nhân mắc tiểu đường có hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, tê b́ hoặc có cảm giác châm chích. Nguyên nhân là tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.
VietBF@ sưu tập
|