Rau ngót được biết đến là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết rau ngót có tác dụng chữa bệnh, nhất là cải tiện chậm kinh.
Theo lương y Nguyễn Đình Cự, chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ trung bình là 28 - 30 ngày nhưng 28 ngày sẽ là tốt nhất. Có không ít phụ nữ có chu kỳ kinh 22 ngày nhưng cũng có người có chu kỳ kéo dài tới trên 35 ngày.
Lương y Nguyễn Đình Cự cho rằng để cải thiện tình trạng này, chị em có thể dùng loại rau quen thuộc của người Việt, thường thấy trong các bữa cơm hàng ngày, đó là rau ngót.
Rau ngót có màu xanh lá đậm, là một trong số ít các loại rau hiếm khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
"Để sử dụng rau ngót trong việc cải thiện chậm kinh, chúng ta nên chuẩn bị 100 gram lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ thêm 100ml nước vào lọc lấy nước uống. Phần bã chia làm đôi cho vào 2 túi vải, đặt vào gan bàn chân và dùng băng dính cố định trong 1 ngày", lương y Nguyễn Đình Cự cho hay.
Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Đình Cự, trong Đông y, rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ có vị hơi ngăm đắng. Cả lá và rễ rau ngót đều có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Dân gian còn thường dùng rau ngót để chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, tiểu rắt, tiêu độc. Rễ rau ngót dùng làm thuốc hỗ trợ lợi tiểu, thông huyết, kích thích co bóp tử cung.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại, rau ngót là một nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, magiê, photpho, mangan, kali, vitamin A, vitamin C, B1, B2, B6... Rau ngót thường được chế biến thành một món canh ngon trong bữa ăn dân dã hàng ngày và trong y học cổ truyền, nó được dùng làm nguyên liệu để chữa nhiều bệnh.
Một số công dụng của rau ngót
Hạ đường huyết
Papaverin trong rau ngót, có tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Nước rau ngót sống giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, khống chế lượng đường huyết do trong thành phần có chứa insulin.
Vì thế, nước rau ngót sống có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả, thích hợp dùng cho nhóm người có lượng đường trong máu cao, tai biến mạch máu não, giảm thiểu tình hình nghẽn mạch, tắc mạch.
Giảm thiểu đi ngoài, đái dầm, mồ hôi trộm ở trẻ em
Nước rau ngót sống giàu chất xơ bổ trợ giúp giảm thiểu tình trạng hay đi vệ sinh, điều trị bệnh đái dầm và mồ hôi trộm ở trẻ em.
Rau ngót có khả năng trị nám da
Theo nghiên cứu và phân tích, rau ngót có tác dụng làm trắng da, làm mờ các vết nám trên da do chứa nhiều vitamin A và C, 2 thành phần quan trọng để duy trì làn da khoẻ mạnh.
Cách sử dụng rau ngót:
Xay rau ngót sống thành sinh tố, lấy nước uống. Có thể đắp bã rau ngót lên mặt trong vòng từ 20 - 30 phút rồi rửa lại bằng nước.
Cách xay rau ngót sống lấy nước uống: Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 - 30 phút, vớt ra để ráo nước, thêm nước sôi để nguội vào máy xay và xay nhuyễn, thậm chí thêm muối hoặc nước cốt chanh tùy ý. Đổ hỗn hợp rau ngót đã xay nhuyễn qua rây lọc lấy nước. Cho nước ép vào bình và cất tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, không nên lưu trữ quá lâu để tránh làm mất đi các chất dinh dưỡng của rau ngót.
VietBF @ Sưu tầm