Hoa Kỳ có ý định gửi hai triệu đô la bị tịch thu liên quan đến Nga để viện trợ Ukraina. Đây không phải là lần đầu tiên họ lấy tài sản của người khác: Mỹ đã thu giữ 7 tỷ USD thuộc sở hữu của Afghanistan. Số tiền lớn hơn nữa thuộc sở hữu của Iran. Nếu Washington “nổi cơn thịnh nộ” với Nga, Matxcơva sẽ chịu thiệt hại lớn.
Viện trợ cưỡng bức
Hạ viện Mỹ đă thông qua dự luật cho phép sử dụng các quỹ đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraina và "dân chủ hóa nước Nga" với 417 phiếu ủng hộ và 8 phiếu chống.
Thực hiện bước đầu tiên theo hướng này, họ kêu gọi Tổng thống Joe Biden sử dụng hàng chục tỷ USD bị tịch thu từ giới tài phiệt Nga để viện trợ Ukraina, tờ The New York Times đưa tin. Tuy nhiên, dự luật tước quyền tố cáo của chủ sở hữu tài sản bị tịch thu đă không được thông qua, nhưng c̣n quá sớm để vui mừng.
Tổng thống Biden cho biết, ông đang gửi một gói đề xuất tới Quốc hội để chống lại các nhà tài phiệt Nga.
"Chúng tôi sẽ làm mọi cách để tước đoạt số tiền mà họ đă tích lũy được ... Các cơ chế mới sẽ được tạo ra để thực hiện việc tịch thu tài sản này. Chúng tôi đang làm mọi cách để phân phối lại tài sản bị tịch thu của các nhà tài phiệt Nga để bồi thường cho Ukraina”, - ông Biden nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đang xem xét khả năng công nhận Nga là “nhà nước tài trợ cho khủng bố”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hứa rằng Matxcơva sẽ đáp trả mọi quyết định của Washington, ngay cả những quyết định "ngớ ngẩn" như vậy.
Hồi giữa tháng 4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Washington không có kế hoạch trả lại các tài sản tịch thu của các doanh nhân Nga. Đồng thời, bản thân ông cũng xếp động thái này vào dạng "bắt giữ".
Rất có thể, Washington sẽ không hạn chế bởi việc tịch thu hai triệu USD. Hoa Kỳ đă đóng băng một trăm tỷ đô la thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga tại các tài khoản ngân hàng của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không giấu giếm việc Nhà Trắng đang xem xét cách gửi số tiền này cho Kiev. Chỉ có những chi tiết pháp lư đang cản trở.
Sự ham muốn của Zelensky thậm chí c̣n lớn hơn: ông đang trông cậy vào 400 tỷ USD từ các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga và các tỷ phú Nga.
Cướp giữa “thanh thiên bạch nhật”
Năm ngoái, sau khi rút khỏi Afghanistan, Mỹ đă đóng băng khoảng 7 tỷ đô la thuộc sở hữu của Afghanistan. Họ giải thích rằng, đây sẽ là một đ̣n bẩy ngoại giao để gây áp lực lên Kabul.
Một phần tiền được gửi để bồi thường cho các gia đ́nh bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, phần c̣n lại sẽ dành cho viện trợ nhân đạo. Taliban* tố Mỹ “chiếm đoạt tài sản”, nhưng Washington không hề xấu hổ. Họ giải thích rằng, trong suốt hai mươi năm Hoa Kỳ và các đồng minh đã đầu tư vào nền kinh tế Afghanistan. Mặc dù ngay cả Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng yêu cầu trả lại số tiền này, v́ Afghanistan đang trong t́nh trạng khủng hoảng nhân đạo khẩn cấp.
Ngoài ra, người Mỹ đă bỏ lại tại Afghanistan các thiết bị quân sự có tổng giá trị hơn 7 tỷ USD, CNN đưa tin dựa theo báo cáo của Lầu Năm Góc gửi cho các nhà lập pháp Mỹ. Những chiếc máy bay và phương tiện giao thông quân sự, vũ khí, đạn dược và thiết bị liên lạc giờ đây nằm trong tay Taliban*.
Còn Iran không nhận được ǵ. Tài sản bị đóng băng sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ước tính khoảng 100-120 tỷ USD. Hơn nữa, số tài sản này đang bị đóng băng tại các ngân hàng không chỉ ở Hoa Kỳ, mà c̣n ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Luxembourg, Nhật Bản và Iraq. Tài sản này liên quan đến dầu mỏ của Iran.
Cách mạng Hồi giáo là một loạt các sự kiện mà đỉnh điểm là lật đổ Shah Mohammed Pahlavi thân thiện với Washington. Đại sứ quán Mỹ tại Tehran đã bị chiếm, 66 người Mỹ bị bắt làm con tin. Con tin cuối cùng trong số họ chỉ được phóng thích vào cuối năm 1981.