Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, khiến con người phải vội vã ngay cả thời gian nghỉ ngơi và ăn uống. Thói quen ăn nhanh, uống vội ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, nhất là dạ dày.
Người Nhật thường vội vàng trong tất cả mọi việc, nhưng chỉ có việc ăn là họ luôn chậm rãi, từ tốn. Người Nhật có sở thích nhai chậm để từ từ thưởng thức từng hương vị của đồ ăn.
Từ thời thơ ấu, trẻ con Nhật Bản đã được giáo dục phải nhai thật chậm, thật kỹ, thưởng thức từng miếng trong khi bữa ăn. Cách nhai chậm này cũng giúp người Nhật cảm thấy no lâu, kiểm soát sự thèm ăn, và sau đó hạn chế lượng calo tiêu thụ trong ngày.
Thói quen ăn quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến thức ăn chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn. Đồng thời, khi chúng ta ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau ăn.
Có thể thấy, bí quyết sống thọ của người Nhật Bản hóa ra không đến từ những điều quá cao siêu, nó bắt nguồn từ chính những thói quen sống nhỏ nhất.
Các bác sĩ khuyên chúng ta nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, đồng thời dạ dày cũng bớt "vất vả". Ngoài gây đau dạ dày, ăn cơm quá nhanh cũng được các chuyên gia cảnh báo rằng gây ra vô số những tác hại dưới đây.
Ăn quá nhanh sẽ phải đối mặt với những căn bệnh nào?
1. Béo phì
Ăn nhanh có liên quan đến việc tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Ăn nhanh có thể làm rối loạn các hormone đường ruột giúp điều chỉnh sự thèm ăn và khiến bạn ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế của cơ thể. Đáng nói việc ăn nhanh cũng sẽ khiến bạn đói nhanh hơn.
Một nghiên cứu nhỏ từ Nhật Bản cho thấy, ăn nhanh thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều đó khiến cho những người ăn nhanh cảm thấy nhanh đói và có nhu cầu ăn vặt.
2. Bệnh tiểu đường
Bản thân việc ăn nhanh không gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng việc nạp thức ăn quá nhiều trong một lúc có thể gây ra tình trạng kháng insulin và lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, thói quen ăn nhanh có liên quan đến béo phì - và béo phì là nguyên nhân chính gây ra kháng insulin.
3. Hội chứng chuyển hóa
Kháng insulin có liên quan mật thiết đến hội chứng chuyển hóa - một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 9000 người có độ tuổi từ 40 trở lên, cho thấy sau 3 năm có thói quen ăn nhanh, nhóm người này có xu hướng dễ bị bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa so với những người ăn chậm.
Một người sống thọ sẽ ăn cơm như thế nào?
- Ăn chậm: Bạn cần dành ít nhất 20 phút cho việc ăn.
- Giữ khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 4 – 6 giờ: Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày lẫn đường tiêu hóa, bởi các thực phẩm trước đó chưa tiêu hóa hết.
- Cố gắng ăn đa dạng: Việc ăn đa dạng thực phẩm là nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bữa ăn hàng ngày nên bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, trái cây, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu nành…
- Không ăn đồ nóng: Một khi nhiệt độ thực phẩm vượt quá 65 độ C, nó sẽ làm đốt cháy niêm mạc thực quản và gây tổn thương thực quản. Nên hãy chờ nguội bớt rồi ăn.