Theo nghiên cứu từ Đan Mạch, sau khoảng 3 tuần, mức độ kháng thể của liều vaccine Covid-19 thứ 2, 3 đă bắt đầu suy giảm và chỉ c̣n lại 'rất yếu' trước Omicron.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 13/5, khả năng miễn dịch chống lại Omicron của liều vaccine Pfizer thứ 2, 3 biến mất nhanh chóng.
Các chuyên gia tại Đan Mạch cho rằng phát hiện này có thể hỗ trợ triển khai mũi tiêm bổ sung cho những người dễ bị tổn thương trước biến chủng này, trong khi nó vẫn đang lây lan mạnh ở nhiều nước.
Forbes dẫn kết quả nghiên cứu về mức độ kháng thể trung ḥa đặc hiệu với Omicron của vaccine Pfizer liều 2, 3 dựa trên 128 người. Nhóm chuyên gia cho hay mức độ kháng thể đóng vai tṛ trong việc bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ lây nhiễm và bệnh nặng. Tuy nhiên, hiệu quả này sụt giảm chỉ sau vài tuần và thấp hơn nhiều so với mức độ kháng thể đặc hiệu của Delta và chủng nCoV gốc.
So với các biến chủng gốc và Delta, tỷ lệ kháng thể đặc hiệu Omicron được phát hiện trong máu người tham gia giảm nhanh chóng từ 76% (thời điểm 4 tuần sau tiêm mũi 2) xuống c̣n 53% vào tuần thứ 8-10. Đặc biệt, ở tuần 12-14, khả năng bảo vệ chỉ c̣n 19%.
Sau khi tiêm liều thứ 3, mức độ kháng thể trước Omicron tăng gần 21 lần sau 3 tuần và gần gấp 8 lần ở tuần thứ 4 so với liều hai. Mũi thứ 3 cũng tạo ra phản ứng có thể phát hiện được ở hầu hết người tham gia.
Tuy nhiên, nồng độ kháng thể bắt đầu giảm với tốc độ khá nhanh. Ở tuần thứ 3-8 sau khi tiêm mũi 3, kháng thể giảm mất 4,9 lần so với chủng gốc, 5,6 lần so với Delta.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu chỉ nhận thấy “phản ứng kháng thể rất yếu” sau liều 2 và liều 3. Điều này đồng nghĩa có thể phải tiêm mũi bổ sung để chống lại biến chủng Omicron, đặc biệt ở những người cao tuổi.
Như vậy, với kết quả này, các tác giả kết luận mức độ kháng thể của mũi 2 và 3 suy yếu, biến mất rất nhanh chỉ sau vài tuần. Song, họ cho rằng kết quả này không phản ảnh toàn bộ khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch con người. Một số yếu tố khác như tế bào T có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm nhưng chúng bền hơn kháng thể và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, tử vong.
Nhiều chuyên gia cho rằng thuộc tính thứ hai này mới là chức năng chính của việc tiêm chủng. Không phải ngăn ngừa nhiễm virus mà là khả năng bảo vệ lâu bền hơn, bao gồm chống lại Omicron.