Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, tuy nhiên, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Có một số thói quen phổ biến gây tổn thương cho trái tim một cách không thể ngờ đến.
Dưới đây là một số thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch mà mọi người cần biết. Từ đó hăy sửa ngay những thói quen xấu gây hại này.
Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể.
1. Ăn mặn hại tim
Chế độ ăn mặn, ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ gây nêm các bệnh về tim mạch như: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lư tại các cơ quan khác như: Suy thận, ung thư dạ dày, loăng xương cũng như những rối loạn khác cho cơ thể.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng khoảng dưới 5g muối/ngày (tầm 1 th́a cà phê muối). Nhưng trên thực tế, phần lớn mọi người đều tiêu thụ gấp đôi lượng muối so với khuyến cáo trên của WHO (tương đương 10g/ngày).
Lư do khiến ăn mặn dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim là khi chúng ta ăn những thức ăn nhiều muối, một lượng lớn natri sẽ được dung nạp vào cơ thể khiến cho hàm lượng natri trong máu tăng cao. Lúc này thận của chúng ta phải làm việc cật lực để lọc máu. Hàm lượng natri chiếm quá nhiều "thị phần" trong máu khiến thận không thể phát huy tối đa hiệu suất làm việc, điều này dẫn tới sự gia tăng áp lực thẩm thấu trong ḷng mạch, từ đó nước sẽ di chuyển vào trong ḷng mạch theo áp lực này và làm thể tích máu gia tăng. Đây là lư do ăn mặn là nguy cơ của bệnh tim và là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
V́ vậy, cần chủ động sửa bỏ thói quen ăn mặn trong ngày, nên cân bằng giữa các nguồn dinh dưỡng thiết yếu để bảo vệ sức khỏe vùng tim mạch tốt hơn.
2. Ngồi lâu, nghiện TV và các thiết bị điện tử cũng là nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các chương tŕnh tivi, thông tin trên mạng xă hội hiện nay đă ngày càng đa dạng và hấp dẫn cho mọi lứa tuổi như chương tŕnh giải trí, hoạt h́nh, phim, tin tức… điều này khiến nhiều người ngồi hàng giờ trước tivi hoặc sử dụng máy tính cũng như thiết bị điện tử, gây tổn hại lớn cho sức khỏe như gia tăng béo ph́, nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, tim mạch…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu xem tivi 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ béo ph́ cao hơn 23%. Các nghiên cứu đă theo dơi trẻ em trong một thời gian dài thấy rằng, khi chúng xem nhiều tivi hơn, chúng có nguy cơ cao bị béo ph́ ở tuổi trưởng thành và tuổi trung niên. Và các nghiên cứu cũng thấy rằng việc xem tivi nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày hoặc ngồi nhiều giờ trên máy tính, cũng như các thiết bị điện tử… sẽ có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và bệnh tim.
Ngồi nhiều giờ liên tục làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ là điều chắc chắn có thể xảy ra. Chính v́ vậy, các chuyên gia nghiên cứu lâm sàng tim mạch khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe quả tim, trong lúc làm việc, nhất là dân văn pḥng công sở thỉnh thoảng nên đứng lên và đi bộ xung quanh vài ṿng.
3. Thói quen hút thuốc lá và khói thuốc có mối liên hệ với bệnh tim
Nhiều người cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhất là phổi, tuy nhiên, điều này chưa đủ v́ việc hút thuốc lá và người sống xung quanh có hít phải khói thuốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến tim mạch. V́ khói thuốc lá kể cả hút trực tiếp lẫn hút thụ động cũng có thể làm tắc nghẽn ḍng máu di chuyển lên tim. Đồng thời, nó cũng góp phần gây tích tụ các mảng bám ở động mạch, v́ thế cần tránh xa những nơi có khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe vùng tim mạch của ḿnh.
Nguyên tắc của việc cai thuốc lá là phải kiên tŕ. Việc bỏ thuốc từ lúc c̣n trẻ sớm bao nhiêu th́ càng có ích bấy nhiêu. Ngoài ra, mọi người cũng nên cân nhắc lại thói quen sử dụng chất kích thích của bản thân. Mặc dù chưa có bằng chứng rơ ràng, các nghiên cứu đă t́m ra mối quan hệ của sử dụng chất kích thích với bệnh tim mạch và đột quỵ. Chính v́ vậy, nếu không tự quyết tâm bỏ thuốc lá, hăy tham khảo với bác sĩ để t́m ra chiến thuật bao gồm: Thay đổi thói quen, sử dụng chất thay thế nicotine, ngồi thiền hoặc kết hợp các phương pháp điều trị… giúp cai thuốc lá thành công.
4. Không để tâm đến khẩu phần ăn
Ăn uống bừa băi, thiếu quan tâm đến khẩu phần ăn hàng ngày dẫn đến t́nh trạng tăng cân, béo ph́, việc ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe tim mạch là điều thường thấy hiện nay.
Do công việc bận rộn, sự tiện lợi của thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều người hiện nay, nhất là giới trẻ đă lạm dụng. Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích nướng, gà rán... thường có chứa nhiều muối ăn và nhất là chất béo dạng trans (loại mỡ xấu đối với tim mạch). Các bác sĩ tim mạch khuyên chúng ta ăn càng ít chất béo dạng trans càng tốt và tốt nhất là không ăn chất béo dạng này. Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày là cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các nước uống đóng chai sẵn chứa nhiều đường cũng được nhiều người ưa thích. Nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ 17 - 21% tổng lượng calo đường từ nước ngọt, kem, bánh kẹo, thức uống chế biến sẵn mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với người ăn ít đường. Do đó, nên cắt giảm đồ ngọt, nhất là các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện như: Nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, trà sữa, các loại chè ngọt...
5. Uống nhiều rượu bia hại tim
Mặc dù rượu vang đỏ được chứng minh có lợi cho tim mạch, nhưng không phải ai cũng có thể uống, nhất là khi uống với lượng nhiều hơn khuyến nghị. Nghiên cứu cho thấy, những người uống 10 ly rượu trở lên mỗi tuần sẽ tử vong sớm hơn 1 - 2 năm so với những người uống ít hơn 5 ly mỗi tuần. Nguyên nhân là rượu chứa chất có khả năng gây độc cho tim, làm suy yếu cơ tim, tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim như rung nhĩ.
6. Dễ cáu giận, căng thẳng kéo dài, trầm cảm tác động tiêu cực đến trái tim
Nhiều người do áp lực cuộc sống như công việc, học tập, quan hệ xă hội, quan hệ gia đ́nh… dẫn đến dễ cáu giận thậm chí căng thẳng kéo dài, trầm cảm không tốt cho sức khỏe nhất là sức khỏe tim mạch.
Mức độ căng thẳng cao có thể tác động tiêu cực đến trái tim, nhất là khi bạn để căng thẳng kéo dài. Căng thẳng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do làm tăng huyết áp, tăng Cholesterol và lượng đường trong máu. Việc tránh xa rất khó do áp lực cuộc sống, tuy nhiên hăy học cách kiểm soát nó bằng cách thư giăn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc bận rộn, tập thiền, Yoga để cân bằng tâm trí.
Nếu trầm cảm hăy gặp các bác sĩ tâm lư, v́ trên thực tế các nghiên cứu cho thấy, những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Và nếu căng thẳng, trầm cảm có các cơn tức giận hoặc quá khích sẽ làm tổn thương trái tim. Khi tức giận quá độ, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn nóng giận sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ. Do vậy, cuộc sống hiện đại khó tránh khỏi những áp lực cuộc sống, quan trọng hăy t́m các giải pháp kiềm chế bản thân, giải tỏa căng thẳng… để giảm thiểu tối đa có hại cho sức khỏe nhất là tim mạch.