Thói quen buổi sáng của chúng ta sẽ xác định rất nhiều việc chúng ta có thể hoàn thành trong một ngày. Dưới đây là 9 lí do khiến bạn nên thức dậy lúc 5h sáng.
1. Kết nối cơ thể và tâm trí của bạn
Vào những thời điểm khác nhau, việc đồng bộ cơ thể và tâm trí của chúng ta sẽ mang lại lợi ích to lớn. Điều này đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc toàn diện của bạn. Việc thức dậy sớm sẽ tăng năng suất của bạn trong các hoạt động khác nhau mà bạn tham gia, hơn nữa điều này sẽ giúp bạn tăng sự tập trung, hiểu biết và sự năng động. Ngoài ra, chúng cũng cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần cho bạn.
2. Dành thời gian lập kế hoạch
Thức dậy lúc 5 giờ sáng mang lại cho bạn cơ hội có thêm thời gian để sắp xếp bản thân và lập kế hoạch cho ngày mới. Bạn thậm chí có nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của mình cũng như lập kế hoạch cho ngày hôm sau. Điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng về việc hoàn thành nhiệm vụ tại nơi làm việc một cách dễ dàng và giảm bớt sự vội vàng khi hoàn thành chúng. Đồng thời bạn sẽ có đủ thời gian để suy nghĩ về các kế hoạch của mình và cách chúng có thể được kết nối hiệu quả.
3. Dành thời gian tập thể dục
Giữ lối sống lành mạnh là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Mức độ hoạt động và tập thể dục của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Điều này có thể khá khó để duy trì sau một ngày dài làm việc với nhiều công việc quan trọng. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để rèn luyện sức khỏe khi thức dậy lúc 5 giờ sáng. Điều này giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện năng suất và giữ bạn ở trạng thái năng động cho ngày mới.
4. Giải toả âu lo
Thức dậy muộn có thể là một điều khá phiền toái, chúng không chỉ tạo ra lo lắng mà còn gây ra các vấn đề khác cho cơ thể của bạn như: năng suất kém hơn, sự thất vọng và vô số vấn đề trong bất kỳ hoạt động nào bạn bắt tay vào. Khi bạn dậy sớm, cảm giác vội vàng trong bạn giảm đi và bạn có nhiều thời gian hơn để sắp xếp. Điều này giúp bạn bắt đầu ngày mới của mình với sự thoải mái, thư thái, tập trung và hơn hết là bạn đã có một khởi đầu tốt hơn những người khác.
5. Hình thành những thói quen tốt
Việc dậy sớm giúp bạn hình thành được những thói quen tốt, giúp bạn kỷ luật bản thân và trở nên tốt hơn. Thay vì nằm dài trên giường cho tới khi trời sáng, thì bạn có thể ra khỏi giường, bắt đầu một ngày mới với một cốc nước ấm, một vài bài tập thể dục và một vài trang sách. Tinh thần của bạn sẽ trở nên thư thái, thoái mái cũng như có một ngày làm việc thực sự vui vẻ.
6. Giúp bạn đi ngủ sớm hơn
Các hoạt động hàng ngày của bạn sẽ xoay quanh một vòng tuần hoàn, điều này giải thích tại sao thức dậy sớm cũng giúp bạn ngủ sớm. Bạn có phải kiểu người thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc không? Một trong những lợi ích chính của việc thức dậy lúc 5 giờ sáng là khả năng đi ngủ sớm. Nếu bạn dậy lúc 5 giờ sáng và làm việc hiệu quả suốt cả ngày, bạn sẽ kiệt sức hơn vào cuối đêm, điều đó giúp bạn dễ ngủ hơn. Đồng thời việc bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ sẽ khiến bạn trở nên quen giấc hơn.
7. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh hơn
Khi thức dậy lúc 5 giờ sáng, bạn sẽ có cơ hội lên kế hoạch cho chế độ ăn uống tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Quan trọng hơn, những người thức dậy sớm có xu hướng ăn sáng, trong khi những người thức dậy muộn thường nhanh chóng ra khỏi cửa và ăn một số loại đồ ăn nhanh có thể không tốt cho sức khỏe. Việc bỏ bữa sáng tạo thói quen ăn uống tồi tệ và kém chất lượng hơn vào cuối ngày. Điều này diễn ra như một thói quen hàng ngày sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bạn. Việc thức dậy sớm giúp bạn tránh được những mối nguy hại đó và cung cấp cho bạn khoảng thời gian cần thiết để bạn suy nghĩ về những loại thực phẩm cần thiết cho bữa ăn của mình.
8. Tái tạo động lực cho bạn
Cảm giác thất vọng khi nghĩ rằng một ngày của bạn thật lãng phí là điều xảy ra khá phổ biến ở nhiều người. Ngoài ra, nó còn gây ra những suy nghĩ tiêu cực khác cũng như làm giảm nhiệt huyết và động lực của bạn. Khi thức dậy lúc 5 giờ sáng, bạn đã tôn trọng thói quen buổi sáng của mình và tạo cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Điều này có thể tạo cảm giác yên tâm và thúc đẩy động lực của bạn để thực hiện các hoạt động còn lại trong ngày.
VietBF @ Sưu tầm