Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột tinh chế, chất béo không lành mạnh có thể góp phần làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng xấu đến năo.
Bộ năo là cơ quan quan trọng trong cơ thể; giữ cho tim đập, phổi thở và tất cả các hệ thống trong cơ thể hoạt động. Đó là lư do tại sao giữ năo hoạt động trong t́nh trạng tối ưu bằng chế độ ăn uống lành mạnh là đều cần thiết.
Theo tờ Healthline (Mỹ), bên cạnh những thực phẩm tốt cho năo, có những thực phẩm tác động tiêu cực đến năo, ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm trạng và làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Dưới đây là một số thực phẩm cần cắt giảm ra khỏi chế độ ăn uống để bảo vệ năo.
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường bao gồm đồ uống như soda, đồ uống thể thao, nước tăng lực. Uống nhiều đồ uống có đường không chỉ làm tăng ṿng eo, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuưp hai, bệnh tim mà c̣n có tác động tiêu cực đến năo, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra, lượng đường cao hơn trong máu c̣n có thể gây sa sút trí tuệ, ngay cả ở những người không mắc bệnh tiểu đường.
Thành phần chính của nhiều đồ uống có đường là sirô ngô có hàm lượng fructose cao bao gồm 55% fructose và 45% glucose. Ăn nhiều đường fructose có thể dẫn đến béo ph́, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường và rối loạn chức năng động mạch. Những khía cạnh này được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ lâu dài.
Các nghiên cứu trên động vật đă chỉ ra rằng ăn nhiều fructose có thể dẫn đến kháng insulin trong năo, cũng như làm giảm chức năng năo, trí nhớ, khả năng học tập, hạn chế sự h́nh thành các tế bào thần kinh năo. Một số lựa chọn thay thế cho đồ uống có đường bao gồm nước, trà đá không đường, nước ép rau và các sản phẩm từ sữa không đường.
Carb tinh chế
Carbohydrate tinh chế bao gồm đường và các loại ngũ cốc đă qua chế biến, thường có chỉ số đường huyết (GI) cao. Khi tiêu thụ nhiều các chất này, cơ thể tiêu hóa chúng nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu và lượng insulin tăng đột biến. Trong khi thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đă được phát hiện làm suy giảm chức năng năo. Một nghiên cứu đăng Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, những người ăn nhiều chất béo và đường tinh luyện cũng có trí nhớ kém hơn những người ăn ít hoặc không ăn chất béo.
Các loại carbs lành mạnh, có GI thấp hơn bao gồm các loại thực phẩm như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm chế biến cao không tốt cho năo
Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo không băo ḥa gây bất lợi cho sức khỏe năo bộ. Đối với chất béo chuyển hóa xuất hiện tự nhiên trong các sản phẩm động vật như thịt và sữa, các chuyên gia không xếp vào nhóm chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là những chất được sản xuất công nghiệp, có thể được t́m thấy trong bơ thực vật, kem phủ, thực phẩm ăn nhẹ, bánh làm sẵn và bánh quy đóng gói sẵn.
Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng khi mọi người tiêu thụ lượng chất béo chuyển hóa cao hơn, họ có xu hướng tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, trí nhớ kém hơn, khối lượng năo thấp hơn và suy giảm nhận thức. Ngoài tác động tiêu cực đến năo, chất béo chuyển hóa c̣n ảnh hưởng xấu đến nhiều khía cạnh khác của sức khỏe, bao gồm sức khỏe tim mạch và chứng viêm.
Bên cạnh chất béo tự nhiên, các chuyên gia khuyên mọi người có thể tăng lượng chất béo omega-3 trong chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại thực phẩm như cá, hạt chia, hạt lanh và quả óc chó.
Thực phẩm chế biến nhiệt độ cao
Thực phẩm chế biến trên nền nhiệt độ cao có xu hướng chứa nhiều đường, chất béo và muối. Điển h́nh như khoai tây chiên, đồ ngọt, ḿ gói, bỏng ngô, nước sốt mua ở cửa hàng và các bữa ăn làm sẵn. Những thực phẩm này có đặc điểm là chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Chúng gây tăng cân nhanh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe năo bộ.
Một nghiên cứu về chế độ ăn của Đại học Cambridge vào năm 2016, thực hiện khảo sát trên 18.080 người đă phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chiên và thịt chế biến có liên quan đến điểm số thấp hơn trong học tập và trí nhớ. Kết quả tương tự cũng được t́m thấy trong nghiên cứu quy mô lớn khác ở 5.038 người. Nghiên cứu cho biết, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt đă qua chế biến, đậu nướng và đồ chiên có liên quan đến chứng viêm và suy giảm khả năng suy luận nhanh hơn trong 10 năm.
Rượu gây năo cho năo. Ảnh: Freepik
Rượu gây năo cho năo. Ảnh: Freepik
Rượu
Khi uống vừa phải, rượu là một loại đồ uống bổ sung thú vị cho bữa ăn ngon. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năo bộ. Người nghiện rượu có nguy cơ bị giảm thể tích năo, thay đổi quá tŕnh trao đổi chất và gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, những người nghiện rượu thường bị thiếu hụt vitamin B1. Điều này dẫn đến rối loạn năo được gọi là bệnh năo Wernicke, từ đó có thể phát triển thành hội chứng Korsakoff. Hội chứng Korsakoff được phân biệt bởi tổn thương nghiêm trọng đối với năo, bao gồm mất trí nhớ, rối loạn thị lực, lú lẫn.
Tiêu thụ quá nhiều rượu cũng gây ra những tác động tiêu cực ở những người không nghiện rượu. Những đợt say ở người không thường xuyên uống rượu có thể gây ra các đợt cấp tính có thể khiến năo giải thích các tín hiệu cảm xúc khác với b́nh thường.
Cá chứa nhiều thủy ngân
Thủy ngân là chất gây ô nhiễm kim loại nặng và chất độc thần kinh có thể lưu giữ lâu dài trong các mô động vật. Nguồn thực phẩm chính cung cấp thủy ngân cho con người là hải sản. Một người sau khi ăn thực phẩm chứa thủy ngân, thủy ngân sẽ lan ra khắp cơ thể, tập trung ở năo, gan và thận. Ảnh hưởng của độc tính thủy ngân bao gồm sự phá vỡ hệ thống thần kinh trung ương, chất dẫn truyền thần kinh và kích thích chất độc thần kinh, dẫn đến tổn thương năo.
Đối với thai nhi đang phát triển và trẻ nhỏ, thủy ngân có thể làm gián đoạn sự phát triển của năo và gây ra sự phá hủy các thành phần tế bào dẫn đến bại năo, các chứng chậm phát triển khác.
Cá là một loại protein chất lượng cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như omega-3, vitamin B12, kẽm, sắt và magiê. Để có thể đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng từ cá và tránh ảnh hưởng từ thủy ngân, người lớn nên ăn 2-3 phần cá mỗi tuần. Phụ nữ mang thai và trẻ em nên tránh hoặc hạn chế các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá thu...
Những thực phẩm trên được chứng minh có tác động tiêu cực đến năo nhưng không có nghĩa chúng xấu hoàn toàn. Trên thực tế, một số thực phẩm như cá, rượu cũng có lợi cho sức khỏe. V́ vậy, điểm mấu chốt là sử dụng và cường độ sử dụng nhiều hay ít. Mọi người nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, với những chất không có lợi cho năo, chỉ nên xem xét ở mức hạn chế chứ không nên loại bỏ.
|
|