Tâm lư thị trường xấu đi vào ngày hôm qua sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu công bố đợt tăng lăi suất đầu tiên vào tháng tới và ngân hàng trung ương cũng đă tăng mạnh dự báo lạm phát, trong đó thị trường chứng khoán đă giảm đáng kể. Hôm nay, lạm phát đă quay trở lại tâm điểm của các nhà đầu tư, khi dữ liệu lạm phát của Mỹ đă vượt xa kỳ vọng, và tâm lư vốn đă tiêu cực trở nên tồi tệ hơn.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm sâu trong phiên cuối tuần 10/6 sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cho thấy tỷ lệ lạm phát tháng 5 bật tăng lên mức cao nhất kể từ 1981. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tụt dốc xuống đáy mới.
Chỉ số trung b́nh công nghiệp Dow Jones rớt 880 điểm, tương đương 2,73%, và kết phiên ở gần 31.393 điểm. S&P 500 giảm 2,91% và đóng cửa ở sát 3.901 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến tiêu cực nhất khi mất 3,52%, dừng ở 11.340 điểm.
T́nh trạng bán tháo diễn ra rộng khắp khi 29/30 cổ phiếu trong Dow Jones đều ch́m trong sắc đỏ. Số cổ phiếu giảm giá trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) nhiều gấp hơn 5 lần số cổ phiếu tăng giá.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều đi xuống, Apple và Amazon mất lần lượt 3,9% và 5,6%, Microsoft và Dow Inc giảm tương ứng 4,5% và 6,1%. Dow Inc, Goldman Sachs và Boeing là ba cổ phiếu giảm sâu nhất Dow Jones. Thống kê trên đây cho thấy Dow Jones đă giảm ba phiên liên tục và vừa ghi nhận phiên tiêu cực nhất kể từ ngày 18/5.
Các chỉ số tụt dốc sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 cho thấy tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước là 8,6%, mức cao nhất kể từ cuối năm 1981. Nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, tỷ lệ lạm phát lơi (core inflation) là 6%.
Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo CPI toàn phần tăng 8,3% và CPI lơi tăng 5,9%. Như vậy, kết quả thực tế đều cao hơn kỳ vọng của giới chuyên gia.
Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ từng lập đỉnh 40 năm vào tháng 3 ở mức 8,5%, sau đó hạ nhiệt c̣n 8,3% trong tháng 4. Nhiều nhà đầu tư hy vọng lạm phát đă lập đỉnh. Tuy nhiên, số liệu tháng 5 mới công bố cho thấy mặt bằng giá cả vẫn đang tăng nóng.
Số liệu CPI tháng 5 đă xác nhận một số mối lo mà tôi nghe ngóng được từ nhà đầu tư trong tuần này”, CNBC dẫn lời bà Calvasina, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Mỹ tại RBC Capital Markets, nhận định. “Con số lạm phát mới này có gây sức ép khiến giá cổ phiếu nằm ở đáy của khoảng dao động không? Cũng có thể. Nhưng tôi không nghĩ tin tức về lạm phát có thể khiến thị trường xuống đáy mới”.
Việc lạm phát tăng cao trong nhiều tháng qua đă làm dấy lên những lo ngại của nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng nói chung về việc nền kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng sơ bộ tháng 6 của Đại học Michigan chỉ đạt 50,2 điểm, giảm đáng kể so với mức 58,4 điểm của tháng 5 và là mức thấp nhất kể từ khi có số liệu vào tháng 11/1952. Thống kê của Đại học Michigan sau đây cho thấy đáy cũ là mức 51,7 điểm vào tháng 5/1980 khi nền kinh tế Mỹ đang suy thoái.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau khi số liệu lạm phát tháng 5 được công bố: "Chính quyền của tôi sẽ tiếp tục làm mọi việc trong khả năng để hạ giá cả cho người dân Mỹ".
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đă cam kết sẽ thắt chặt tiền tệ để kiểm soát đà tăng của giá cả. Nếu lạm phát hạ nhiệt như thị trường mong đợi, Fed có thể sẽ không nâng lăi suất quá mạnh tay. Tuy nhiên, việc lạm phát tháng 5 lên đỉnh mới khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ Fed sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái trong cuộc chiến chống lạm phát.
Nhà đầu tư đang chuẩn bị cho kịch bản Fed tăng mạnh lăi suất trong các kỳ họp tới. Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm – thường được coi là thước đo nhạy cảm nhất với các đợt tăng lăi suất của Fed – đă vọt lên trên 3% trong phiên 10/6 và ghi nhận mức cao nhất kể từ 2008.
Cổ phiếu công nghệ nằm trong top hai nhóm ngành giảm sâu nhất phiên 10/6. Netflix mất 5,1% sau khi bị ngân hàng Goldman Sachs hạ bậc khuyến nghị. Cổ phiếu hăng sản xuất chip Nvidia sụt gần 6%.
Cổ phiếu ngành ngân hàng và các ngành thuận chu kỳ khác cũng đi xuống, phản ánh lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế đang tới. Wells Fargo và Goldman Sachs giảm tương ứng 6,1% và 5,7%. Thống kê bên trên cho thấy tất cả 11 nhóm ngành thuộc S&P 500 đều đóng cửa phiên 10/6 trong sắc đỏ.
Sau khi lao dốc trong phiên thứ Sáu (10/6), các chỉ số chứng khoán Mỹ khép lại tuần tệ hại nhất trong nhiều tháng. Dow Jones mất 4,58% trong tuần qua và đánh dấu tuần giảm thứ 10 trong 11 tuần gần đây.
S&P 500 và Nasdaq Composite giảm tương ứng 5,05% và 5,6%, ghi nhận tuần giảm thứ 9 trong 10 tuần vừa qua.
Các chỉ số lạm phát nóng đă dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái với nền kinh tế Mỹ.