Thực phẩm giàu chất béo, cồn, sữa là những loại thực phẩm có thể làm gia tăng mức độ tồi tệ của các triệu trứng đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy hơn cho cơ thể.
Nôn mửa, tiêu chảy hay đau dạ dày có thể khiến cơ thể bạn căng thẳng tột độ cho dù các triệu chứng xuất phát từ nhiễm trùng, mang thai hay ngộ độc thực phẩm.
Khi bạn đang đối mặt với tình trạng đau bụng, điều bạn không mong muốn nhất là các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh việc thích ăn các loại thực phẩm nhạt và giàu tinh bột như bánh mì nướng hay bánh quy giòn, hãy đảm bảo tránh những thủ phạm làm trầm trọng hơn tình trạng khó chịu của cơ thể dưới đây:
1. Thực phẩm giàu chất béo
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia, thực phẩm giàu chất béo có khả năng làm cho tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy loại bỏ đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ chiên rán như khoai tây chiên, phô mai que chiên hoặc gà chiên khi bạn cảm thấy buồn nôn.
2. Thực phẩm tăng mùi thơm cho món ăn
Tránh ăn hoặc nấu thực phẩm dùng để nêm, tăng vị thơm của món ăn như tỏi, hành, thảo mộc tươi hoặc thức ăn cay. Bạn có thể nhạy cảm hơn với mùi hương khi đang cảm thấy buồn nôn. Thêm vào đó, những thực phẩm này có thể gây ra cảm giác buồn nôn và khiến bạn buồn nôn thường xuyên hơn.
3. Trái cây và rau củ chứa nhiều chất tạo khí gas
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, tránh gây kích ứng thêm cho đường tiêu hóa của bạn bằng cách hạn chế trái cây và rau củ có thể gây ra khí gas, chẳng hạn như bông cải xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận khô, cà tím, đậu cô ve, rau lá xanh và ngô. Sau đó, một khi bạn cảm thấy tốt hơn và không còn phải đối mặt với chứng buồn nôn hoặc tiêu chảy, hãy từ từ kết hợp các loại thực phẩm này trở lại chế độ ăn uống của bạn.
4. Sản phẩm bơ sữa
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết sữa và các thực phẩm từ sữa khác sẽ làm tình trạng tiêu chảy tệ hơn. Hạn chế hoặc loại trừ sữa, sữa chua, pho mát và kem, hoặc bất kỳ thực phẩm nào có chứa những thành phần này khỏi chế độ ăn uống của bạn cho đến khi bạn đã khỏe hơn.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu và đầy hơi sau khi ăn sữa do nhạy cảm với lactose, hãy tìm các lựa chọn sữa không có lactose hoặc các loại sữa thay thế, chẳng hạn như sữa có nguồn gốc thực vật thay vì kem thường dùng trong cà phê.
5. Đồ uống có cồn và caffein
Tránh uống đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà, soda có chứa caffein và rượu vì đây là chất kích thích có thể làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy của bạn.
Khi nôn mửa và tiêu chảy, cơ thể sẽ mất chất lỏng khiến bạn có nguy cơ bị mất nước. Hãy đảm bảo uống 8 đến 10 ly nước hoặc đồ uống thể thao có chứa chất điện giải mỗi ngày.
Nếu bị nôn mửa, bạn có thể không ăn được thức ăn nào và dù thế nào đi nữa cũng có thể không thấy thèm ăn. Theo Mayo Clinic, hãy chờ khoảng sáu tiếng sau lần cuối cùng bạn bị nôn và có thể ăn thức ăn đặc trở lại nhưng phải nhạt và dễ tiêu như gelatin, bánh quy giòn và bánh mì nướng.
Hãy bám sát các thực phẩm đơn giản. Chế độ ăn BRAT - từ viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng - có thể giúp làm chắc phân và bổ sung cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng bị mất khi nôn mửa. Sau khoảng 24 - 48 giờ sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy thử ăn chế độ ăn bình thường của bạn và tập trung vào trái cây với rau quả.