Cơ thể bé tạo ra hàng tỷ tế bào thần kinh mới khi nghịch nước, giúp cải thiện chức năng nhận thức, tăng cảm giác thèm ăn.
Cải thiện chức năng nhận thức
Các chuyển động theo kiểu bắt chéo hai bên, sử dụng đồng thời cánh tay, chân đối diện để thực hiện một hành động, giúp năo bộ của bé phát triển, tối ưu hóa khả năng học tập, giao tiếp của năo. Các chuyển động theo mô h́nh này xây dựng tế bào thần kinh trong toàn bộ năo, đặc biệt là corpus callosum (một dải sợi thần kinh rộng kết nối hai bán cầu năo). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng giao tiếp, phản hồi, kiểm soát giọng nói; đồng thời cải thiện kỹ năng đọc hiểu, phát triển ngôn ngữ, học tập, nhận thức không gian của trẻ trong tương lai.
Khi bơi, bé vừa cử động tay vừa đạp chân. Chúng thực hiện những hành động này trong nước, có nghĩa là năo đang ghi nhận cảm giác, sức cản của nước. Bơi lội cũng là một trải nghiệm xă hội giúp tăng cường sức mạnh năo bộ. Một nghiên cứu kéo dài 4 năm gồm 7.000 trẻ em tham gia của Đại học Griffith, Australia, cho thấy, những đứa trẻ biết bơi có tiến bộ về phát triển thể chất, tinh thần so với nhóm đối chứng.
Giảm nguy cơ đuối nước
Bơi lội có thể làm giảm nguy cơ đuối nước ở trẻ trên 4 tuổi. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ mới biết đi. Cha mẹ nên cho con học bơi sớm. Những em bé nhỏ tuổi nhất cũng có thể được dạy các kỹ năng bơi lội, như tự nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, dù bé biết bơi, cha mẹ vẫn nên giám sát mọi lúc khi con ở dưới nước.
Học bơi từ sớm có thể tốt cho trẻ nhỏ. Ảnh: Freepik
Cải thiện sự tự tin
Một nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ 4 tuổi học bơi vào một thời điểm nào đó từ hai tháng đến 4 tuổi thích nghi tốt hơn với những t́nh huống mới, tự tin, độc lập hơn những bé không biết bơi. Tương tự, một nghiên cứu khác chứng minh các bài học bơi sớm, quanh năm cho trẻ mẫu giáo có thể thúc đẩy khả năng tự chủ, khát khao thành công, ḷng tự trọng, giao tiếp xă hội của trẻ.
Tăng cường cơ bắp
Bơi lội giúp thúc đẩy sự phát triển, kiểm soát cơ khi trẻ c̣n nhỏ. Trẻ cần tăng cường các cơ cần thiết để ngẩng cao đầu, cử động cánh tay, chân để phối hợp với phần c̣n lại của cơ thể. Môn thể thao giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, tốt cho sức khỏe tim mạch, phổi, năo, mạch máu, các khớp vận động.
Cải thiện khả năng phối hợp và cân bằng
Cùng với việc xây dựng cơ bắp, tập bơi có thể giúp bé cải thiện khả năng phối hợp, giữ thăng bằng. Việc học cách cử động đôi tay và đôi chân nhỏ bé không phải điều dễ dàng. Ngay cả những chuyển động phối hợp nhỏ cũng thể hiện những bước tiến lớn trong sự phát triển của con. Ngoài ra, một nghiên cứu năm công bố trên PubMed thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, học bơi có thể cải thiện hành vi của trẻ khi chúng lớn lên.
Cải thiện giấc ngủ
Thời gian bơi lội tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho trẻ sơ sinh. Chúng hoạt động trong môi trường nước, sử dụng cơ thể theo cách phức tạp và phải giữ ấm. Do đó, trẻ dễ buồn ngủ hơn sau khi học bơi. Cha mẹ nên cho con ngủ một giấc ngắn sau thời gian tập luyện hoặc sắp xếp lịch ngủ của bé vào những ngày học bơi.
Cải thiện sự thèm ăn
Tất cả hoạt động thể chất trong nước, năng lượng mà cơ thể trẻ cần để giữ ấm đốt cháy rất nhiều calo. Do đó, trẻ sẽ thèm ăn hơn sau thời gian bơi lội thường xuyên.
Cha mẹ không bao giờ để trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh một ḿnh xung quanhvùng nước, chẳng hạn bồn tắm hoặc hồ bơi. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, người lớn phải ở trong phạm vi đủ gần để có thể chạm vào chúng mọi lúc.