Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Hành tinh đặc biệt này đã gắn bó với Trái Đất 4,6 tỷ năm. Hơn nữa, việc thám hiểm Mặt Trăng có thể nói là điểm dừng đầu tiên để khám phá không gian của con người.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng Mặt Trăng là một vệ tinh rất đặc biệt. Điểm đặc biệt lớn nhất của nó là có khối lượng quá lớn. Khối lượng của Mặt Trăng bằng 1/81 khối lượng của Trái Đất. Đây là tỷ lệ khối lượng không thể nhìn thấy trên vệ tinh của các hành tinh khác.
Thông qua những nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và tiến hóa của Mặt Trăng cũng sẽ giúp cho giới khoa học nắm bắt được một số bí mật về thời sơ khai của Hệ Mặt Trời.
Do đó, có thể nói rằng Mặt Trăng chính là 'miền đất hứa' mà các nhà khoa học, thiên văn học muốn khám phá nhất.
Trên thực tế, chỉ trong một vài năm ngắn ngủi từ năm 1969 - 1972, NASA đã thực hiện những nhiệm vụ hạ cánh trên Mặt Trăng. Theo đó, trong loạt sứ mệnh Apollo, tổng cộng có 12 phi hành gia đã đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng.
Đây thực sự là những bước tiến lớn trong lịch sử chinh phục vũ trụ của loài người. Thế nhưng, việc tìm hiểu và thậm chí là các phi hành gia của NASA mới chỉ đặt chân ở mặt trước của Mặt Trăng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao không có ai đi đến nửa tối hay phần phía xa của Mặt Trăng?
Hơn 50 năm sau các cuộc đổ bộ của 12 phi hành gia trong các sứ mệnh Apollo, vẫn chưa có ai quay trở lại Mặt Trăng.
Bên cạnh 'cái bóng' trong quá khứ của Apollo, có lẽ NASA còn không ít thách thức để có thể trở lại Mặt Trăng một lần nữa.
Việc đưa con người trở lại Mặt Trăng đã khó, nhưng việc hạ cánh ở vùng tối của Mặt Trăng sẽ càng khó khăn hơn. Vì sao?
Bởi đây chính là nơi mà liên lạc có thể diễn ra không được thông suốt và tín hiệu dễ bị chặn. Do đó, để đến được vùng tối của Mặt Trăng, cần phải phóng vệ tinh tiếp sóng trước để truyền tín hiệu.
Để khám phá về Mặt Trăng, Trung Quốc đã và đang thực hiện liên tiếp nhiều sứ mệnh Hằng Nga. Trong đó, Hằng Nga 4 chính là con tàu vũ trụ đầu tiên đặt chân tới vùng tối của Mặt Trăng. Trong chuyến thăm dò, robot thăm dò Thỏ Ngọc 2 của con tàu này đã phát hiện ra một vật thể lạ ở vùng đất bí ẩn của Mặt Trăng vào tháng 2/2021.
Cột đá bí ẩn trên Mặt Trăng là gì?
Theo Xinhua đưa tin, trong số những khám phá mới, robot thăm dò Thỏ Ngọc 2 đã gửi về Trái Đất một bức ảnh chụp về một khối đá có hình thù kỳ lạ, giống như cột mốc tại vùng tối của Mặt Trăng.
Cụ thể, trong nhật ký hoạt động của robot Thỏ Ngọc 2 được Our Space, cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) xuất bản, các nhà khoa học đã nhấn mạnh rằng vật thể trông như cột đá này đáng được kiểm tra kỹ hơn.
Theo đó, nhóm các chuyên gia đã lên kế hoạch để robot thăm dò Thỏ Ngọc 2 thực hiện tiếp cận gần khối đá và tiến hành các phân tích bằng thiết bị quang phổ kế hình ảnh hồng ngoại và cận hồng ngoại.
Đây là thiết bị giúp phát hiện ánh sáng bị phân tán hoặc phản xạ từ vật liệu nhằm khám phá lớp phủ của chúng.
Thiết bị quang phổ kế hình ảnh hồng ngoại và cận hồng ngoại từng được sử dụng để khảo sát một số mẫu đá và đá vôi dọc theo con đường mà Thỏ Ngọc 2 đi qua miệng hố va chạm Von Kármán.
Phát hiện bất ngờ này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học về Mặt Trăng.
Theo nhà nghiên cứu Dan Moriaty làm việc tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland, chia sẻ: 'Cột đá này có vẻ như có hình dạng giống một mảnh vỡ nhô lên khỏi bề mặt. Điều đó chắc chắn bất thường'.
Theo nhà nghiên cứu Dan Moriaty, những tác động lặp đi lặp lại do chu kỳ nhiệt và hiện tượng phong hóa ở trên bề mặt Mặt Trăng đều có xu hướng là phá vỡ các tảng đá và sau đó mài mòn chúng thành dạng như hình cầu nếu như có đủ thời gian.
Thế nhưng, theo phỏng đoán ban đầu của vị chuyên gia này, thay vì trải qua quá trình trên, cột đá được Thỏ Ngọc 2 phát hiện dường như được hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch gần đó.
Ông Clive Neal, một chuyên gia hàng đầu về Mặt Trăng tại ĐH Notre Dame cho rằng, những phát hiện và dữ liệu quang phổ từ thiết bị trên sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn để có thể xác định xem cột đá này có phải đến từ bên ngoài vũ trụ.
Thỏ Ngọc 2 là robot thăm dò chạy bằng năng lượng Mặt Trời. Robot này đã cùng tàu Hằng Nga 4 thực hiện đáp xuống nửa tối của Mặt Trăng vào tháng 1/2019. Sau khi hạ cánh, Thỏ Ngọc 2 đã có được một số phát hiện đáng chú ý về vùng đất bí ẩn trên Mặt Trăng.
Mặt Trăng có trở thành 'nhà mới' cho con người?
Ban đầu, nhiều người cho rằng có tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh hoặc căn cứ của họ ở trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, thông qua một số lượng lớn những quan sát và khám phá thực tế ở trên Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu lại thấy có vô số miệng núi lửa ở trên hành tinh này.
Vì sao các nhà khoa học muốn quay trở lại Mặt Trăng? Đó là vì đây là hành tinh rất quan trọng đối với Trái Đất. Hơn nữa, Mặt Trăng đã gắn bó với Trái Đất trong hàng tỷ năm. Do vậy, theo các nhà khoa học, Mặt Trăng tham gia vào quá trình hình thành nên hệ sinh thái sơ khai của Trái Đất, quá trình tiến hóa của sự sống. Mặt Trăng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất.
Nếu một ngày nào đó, giả sử Mặt Trăng biến mất thì đó sẽ là một thảm họa cho hệ sinh thái và sự sống của Trái Đất. Có thể nhìn ra rằng, muốn sự sống cũng như hệ sinh thái của Trái Đất được duy trì ổn định thì con người phải bảo vệ Mặt Trăng. Một trong những biện pháp quan trọng cần được tiến hành trong tương lai đó là phải đưa được một số người nhập cư lên Mặt Trăng.
Sau hàng loạt các cuộc thăm dò, nhiều người cho rằng Mặt Trăng không có bầu khí quyển và quá hoang vắng nên hoàn toàn không thích hợp cho sự tồn tại của con người và sứ mệnh định cư ở hành tinh này là bất khả thi.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, theo các nhà nghiên cứu, 'giấc mơ' đưa con người nhập cư lên Mặt Trăng vẫn có nhiều hy vọng. Mặt khác, việc Mặt Trăng sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là trữ lượng lớn Helium-3 lên tới hàng triệu tấn, trở thành động lực to lớn khiến nhiều quốc gia hàng đầu về chinh phục không gian quyết tâm có thể hiện thực hóa được tham vọng trên.