Đau nửa đầu, hạ đường huyết, đột quỵ, ngộ độc carbon monoxide… có thể là nguyên nhân của chứng đau đầu gây mờ mắt.
Đau đầu rất phổ biến và hầu hết mọi người đều từng trải qua. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng vẫn có những trường hợp đau đầu làm mờ mắt. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của t́nh trạng này.
Đau nửa đầu: gây đau nhói hoặc đau dữ dội ở một phần của đầu. Theo Medical News Today, khoảng một phần ba số người bị chứng đau nửa đầu cũng bị rối loạn thị giác. Một số triệu chứng khác liên quan đến chứng đau nửa đầu gồm nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn, ói mửa, mất thị lực tạm thời một phần hoặc hoàn toàn, nh́n thấy vầng hào quang ánh sáng xung quanh các vật thể...
Hầu hết mọi người gặp các vấn đề về thị giác trước khi cơn đau đầu bắt đầu nhưng chúng cũng có thể xảy ra cùng lúc. Chứng đau nửa đầu thường xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng một giờ hoặc ít hơn và được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc theo toa.
Lượng đường trong máu thấp: đường huyết tăng hoặc giảm tự nhiên trong ngày và giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu quá thấp dưới 70 mg/dL gây hạ đường huyết. T́nh trạng này có thể gây đau đầu và mờ mắt. Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp gồm căng thẳng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, tim đập nhanh, choáng váng, da nhợt nhạt, tê hoặc ngứa ran ở lưỡi, môi hoặc má. Nếu không điều trị, hạ đường huyết sẽ rất nguy hiểm.
Hạ đường huyết có thể khiến bạn đau đầu gây mờ mắt. Ảnh: Freepik
Lượng đường trong máu quá thấp có thể là bệnh lư tiềm ẩn của bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, khi mức đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL, người bệnh có thể thực hiện quy tắc 15-15, tức là ăn 15 g carbohydrate (carbs), đợi 15 phút, sau đó kiểm tra lại mức đường huyết. Bạn có thể lặp lại quá tŕnh này nếu mức đường huyết vẫn c̣n quá thấp.
Bệnh tiểu đường có khả năng khiến đường huyết thấp nghiêm trọng. Những người này nên trang bị glucagon - hormone giúp quản lư mức đường huyết. Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn bạn cách thức và thời điểm sử dụng glucagon.
Một số nguyên nhân khác ít có khả năng xảy ra nhưng là t́nh trạng nghiêm trọng cần được chú ư như đột quỵ, chấn thương sọ năo, ngộ độc carbon monoxide.
Đột quỵ: khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch đưa máu lên năo gây ra t́nh trạng mờ ở một hoặc cả hai mắt, đau đầu dữ dội, đột ngột. Vài triệu chứng thường gặp khác là tê hoặc yếu cánh tay, chân, khó nói, chóng mặt, khó giữ thăng bằng... Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và liệt vĩnh viễn.
Chấn thương sọ năo: là kết quả của va đập mạnh hoặc vật thể lạ xâm nhập. T́nh trạng này cản trở hoạt động b́nh thường của năo. Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào phần năo và mức độ tổn thương. Các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay hoặc vài ngày đến vài tuần sau. Nghe thấy tiếng chuông trong tai, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, gặp khó khăn khi suy nghĩ và tập trung là những dấu hiệu phổ biến của chấn thương sọ năo. Những trường hợp nặng hơn sẽ bị co giật hoặc động kinh, mất ư thức, buồn nôn dai dẳng...
Nếu chấn thương nhẹ, bệnh nhân chỉ cần theo dơi, tự chăm sóc và tạm thời hạn chế một số hoạt động căng thẳng như làm việc nhiều hoặc chơi thể thao. Trường hợp nặng hơn th́ nên đến bệnh viện khám sớm nhằm pḥng ngừa biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Ngộ độc carbon monoxide: carbon monoxide là một chất khí không mùi, không màu, không vị, có trong khói do đốt cháy nhiên liệu. Ngộ độc carbon monoxide làm máu không thể mang oxy đến các cơ quan và mô. Thiếu oxy đến năo gây đau đầu, đau ngực, các vấn đề về thị lực. Những người ngộ độc nhẹ hoặc trung b́nh nên tránh xa nguồn khí độc ngay và đưa đến bệnh viện sớm càng tốt. Lắp thiết bị phát hiện khí độc trong nhà có thể pḥng ngừa ngộ độc carbon monoxide.
Đau đầu gây mờ mắt có cách điều trị khác tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu do chứng đau nửa đầu, bác sĩ thường sẽ kê toa các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Nếu do đột quỵ, bác sĩ có thể dùng thuốc làm tan huyết khối, một loại thuốc có thể làm tan cục máu đông.