Thói quen ăn đậu phụ khoảng 2-3 lần/tuần rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 6 thực phẩm đại kỵ dưới đây vì sẽ gây hại.
Đậu phụ là món ăn giải ngấy rất tốt trong những ngày nắng nóng, hoặc khi cần tìm thứ gì đó thanh mát nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ít ai biết, đậu phụ là món ăn có chứa hàm lượng canxi rất lớn. Cứ 100gr đậu phụ lại chứa từ 140-169mg canxi. Không những vậy, đậu phụ còn chứa rất nhiều protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Đây là một loại thực phẩm ít calo, ít chất béo nhưng giàu protein.
Theo y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.
Người có sức khỏe yếu, người già, người có xương khớp kém chắc khỏe... là thích hợp nhất để ăn đậu phụ.
Thói quen ăn đậu phụ khoảng 2-3 lần/tuần rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 6 thực phẩm đại kỵ dưới đây vì sẽ gây hại.
1. Không được kết hợp đậu phụ với các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic
Đậu phụ là món ăn có chứa nhiều canxi, nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều axit oxalic sẽ tạo thành canxi oxalat, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sỏi thận. Các thực phẩm giàu axit oxalic có thể kể đến như rau muống, rau bina, măng, súp lơ xanh... Để giảm thiểu lượng oxalic của những loại rau này, trước khi chế biến bạn nên chần chúng sơ qua với nước sôi.
2. Đậu phụ đại kỵ hành lá
Hành lá không nên kết hợp với đậu phụ bởi trong hành có chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ sẽ tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi. Tốt nhất mọi người nên hạn chế ăn hành lá cùng đậu phụ, nếu có thể thì không nên ăn.
3. Đậu phụ kỵ mật ong
Bản thân đậu phụ có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tán huyết, còn mật ong có vị ngọt, tính mát, nếu ăn cùng với mật ong sẽ dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, và gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
4. Đậu phụ kỵ quả hồng
Trong quả hồng có chứa nhiều tannin, trong khi đó đậu phụ lại chứa canxi clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành canxi tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.
5. Đậu phụ kỵ thịt dê
Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát. Trong khi đó, thịt dê mang tính nóng. Nếu kết hợp 2 thực phẩm kỵ nhau này lâu dài sẽ phát sinh bệnh vàng da và phù chân.
6. Củ niễng
Tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc cảnh báo, không nên ăn chung đậu phụ và củ niễng vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ tạo sỏi.
Nếu ăn quá nhiều đậu phụ, chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể?
1. Gây tiêu chảy
Đậu phụ rất giàu protein, nếu ăn quá nhiều đậu phụ một lúc sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa sắt của cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Đậu phụ là một trong những nguồn protein tốt nhất, nhưng cũng nằm trong danh sách thực phẩm có protein khó tiêu hóa nhất. Quá trình chuyển hóa protein sẽ tạo ra axit uric. Ăn quá nhiều đậu phụ, sẽ dẫn đến sự tích tụ axit uric dư thừa, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh gút.
3. Gây cứng động mạch
Protein rất cần thiết nhưng nếu được tiêu thụ quá nhiều, dưới tác dụng của các enzym trong dạ dày sẽ dễ dàng bị chuyển hóa. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn các chất protein và không hấp thụ hết nó sẽ trở nên dư thừa, làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây ra tình trạng xơ cứng động mạch.
4. Tăng cân
Bất cứ món ăn nào nếu lạm dụng thì đều có thể gây hại. Dù trong 100g đậu phụ chứa ít calo, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng calo của bạn, dẫn đến tăng cân.
VietBF @ Sưu tầm