Sao Hỏa vốn là một trong những hành tinh mà các chuyên gia nghiên cứu luôn muốn khám phá và t́m hiểu. Cho nên, khi tiến hành nghiên cứu về đá sao Hỏa, bất cứ chi tiết lớn nhỏ nào đều có ư nghĩa rất quan trọng.
NASA cũng dự định mang theo các mẫu đá nhỏ mà rover Perseverance thu thập được về Trái Đất để nghiên cứu, có thể vào năm 2033 tới đây. Điều này có nghĩa là ngoài các địa điểm chọn sẳn để lấy mẫu, các chuyên gia của NASA c̣n cần biết được nguồn gốc sơ khai của các khối đá. Để làm được nhiệm vụ này, Perseverance đă thực hiện một hành động thật bất ngờ. Đó là lần đầu sử dụng tia laser để khắc chữ trên đá của Sao Hỏa.
Cụ thể hơn, rover Perseverance đă sử dụng laser nằm trong thiết bị SuperCam có gắn trên chiếc cọc cao của robot để tiến hành khoan ba chấm nhỏ h́nh chữ L trên một tảng đá vào ngày 17/6 vừa qua. Việc dùng laser để khắc chữ hóa ra không phải là ngẫu nhiên, thay vào đó có mục đích khoa học đầy tính thuyết phục.
Trong một bản thông báo về các nhiệm vụ thăm ḍ vào ngày 21/7, ông Roger Wiens, thành viên chính của nhóm phụ trách SuperCam, đă mô tả chữ L là "chữ cái đầu tiên được khắc bằng laser trên sao Hỏa".
Thông cáo này có nêu ra chi tiết về nguyên nhân tại sao rover của NASA lại cần khắc chữ trên đá sao Hỏa.
Trên thực tế, rover Perseverance của NASA đang thực hiện thám hiểm một vùng châu thổ sông cổ đại và nhiệm vụ này có thể mang đến cho giới khoa học cơ hội tốt nhất để có thể t́m ra bằng chứng về sự sống của vi sinh vật trên Sao Hỏa trong quá khứ. Do đó, việc thu thập các mẫu đá ở khu vực này là đặc biệt quan trọng.
Bên cạnh việc t́m kiếm sự sống, các mẫu đá thu thập được cũng có thể giúp cho các chuyên gia nghiên cứu t́m hiểu thêm về sự phát triển của từ trường trên Sao Hỏa và ảnh hưởng của nó đối với bầu khí quyển của hành tinh đỏ này. Giới khoa học muốn biết hướng đá để hiểu về hướng ban đầu của các miền từ tính trong những mẫu vật.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng laser để khắc chữ trên đá Sao Hỏa.
Theo ông Wiens, việc xác định hướng rất đơn giản đối với các mẫu đá có những đặc điểm dễ nhân biết ra.
Tuy nhiên, vị chuyên gia trong nhóm phụ trách SuperCam, nhấn mạnh: "Nếu bề mặt mẫu đá có hạt mịn th́ có thể không có ǵ để phân biệt được hướng quay của nó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ cần tạo ra những dấu hiệu nhân tạo trên bề mặt".
Perseverance là robot tự hành tối tân nhất của NASA, được phóng từ Cape Canaveral vào ngày 30/7/2020. Trải qua 467 triệu km và mất đến 7 tháng, rover Perseverance đă hạ cánh xuống miệng hố Jezero của Sao Hỏa vào ngày 18/2/2021.
Rover này có nhiệm vụ là t́m kiếm dấu hiệu sự sống về vi khuẩn cổ đại tại khu vực từng là vùng châu thổ sông cách đây khoảng 3,5 tỷ năm. Sau khi thu thập và lưu trữ các mẫu vật đất đá, rover Perseverance sẽ đưa các mẩu vật này trở về Trái Đất dự kiến là vào năm 2033.
Được biết, sứ mạng trả mẫu trên sao Hỏa có thể sẽ diễn ra vào năm 2028 và sẽ do NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phối hợp thực hiện.
Thực tế cho thấy, các tảng đá với bề mặt hạt mịn của vùng đồng bằng sông cổ đại chính là đối tượng tốt để có thể kiểm tra theo phương pháp này.
Nhóm các chuyên gia nghiên cứu đă chọn chữ L viết hoa như là một cách đơn giản và hiệu quả để đánh dấu về hướng.
Ông Wiens chia sẻ, với thử nghiệm thành công, nhóm nghiên cứu đă sẵn sàng sử dụng quy tŕnh này để tiến hành đánh dấu các mẫu vật khác trong tương lai.
Dù đây là lần đầu tiên khắc một chữ cái nhỏ bằng laser nhưng đây có thể là bước tiến quan trọng, phục vụ cho việc nghiên cứu về Sao Hỏa sau này.
Theo kế hoạch của sứ mạng giao trả mẫu vật trên sao Hỏa, sẽ có 3 phương tiện khác nhau được gửi xuống bề mặt của hành tinh này. Đó là một robot lấy mẫu, một phi thuyền chuyên trách nhận mẫu vật và một hỏa tiển xuất phát từ hành tinh đỏ trở về Trái Đất.
Cụ thể, robot sẽ tiến hành thu thập những mẫu đá từ rover Perseverance và sau đó chuyển đến phi thuyên nhận mẫu.
Tiếp theo, phi thuyền này sẽ sử dụng cánh tay robot để đặt các mẫu đá vào bên trong hỏa tiển sẽ cất cánh từ Sao Hỏa. Cuối cùng hỏa tiển này sẽ được phóng lên quỹ đạo Sao Hỏa, nơi có một phi thuyền khác của ESA bắt lấy và đưa nó trở về Trái Đất.
Rover Perseverance có mang theo 43 ống nghiệm, đặc biệt 38 trong số đó được thiết kế để có thể chứa các mẫu vật.
Các chuyên gia nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm tra mẫu vật do rover Perseverance thu thập được để t́m kiếm vi khuẩn hóa thạch và các vi sinh vật khác nhằm xác định, liệu trên Sao Hỏa có từng tồn tại sự sống hay không.
Vào tháng 2/2022, rover Perseverance lập kỷ lục về quăng đường di chuyển đối với những robot tự hành. Theo NASA, rover Perseverance đă di chuyển 245,76 m trong một ngày trên sao Hỏa, vượt qua cả kỷ lục trước đó của rover Opportunity với 214 m vào năm 2015.
Sau một năm rưỡi đáp xuống miệng hố Jezero, Perseverance không ngừng thực hiện nhiệm vụ khám phá trên Sao Hỏa để t́m kiếm về dấu hiệu của sự sống cổ đại.
Rover của NASA gần đây đă mở rộng phạm vi về nhiệm vụ và bắt đầu tiên kiếm một vị trí thuận lợi nhằm tiến hành trả mẫu vật trong tương lai. Theo đó, vị trí này không những là một nơi an toàn để có thể hạ cánh mà c̣n phải cung cấp được một môi trường thích hợp nhằm thiết lập bệ phóng đầu tiên trên Sao Hỏa này.
|