Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics, Lee Jae-yong trong vài ngày tới có thể sẽ trở thành lănh đạo cấp cao mới nhất của gă khổng lồ công nghệ, được Tổng thống Hàn Quốc kư lệnh ân xá.
Trong trường hợp đó, “thái tử” Lee nhiều khả năng sẽ chính thức kế nhiệm người cha quá cố để bước lên vị trí cao nhất tập đoàn, giữa bối cảnh Samsung đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có lĩnh vực bán dẫn toàn cầu.
Theo truyền thống, vào dịp lễ kỷ niệm ngày Độc lập 15/8 hàng năm, Tổng thống Hàn Quốc sẽ ban hành các lệnh ân xá. Hăng thông tấn Yonhap đưa tin, ngày 9/8, Bộ Tư pháp nước này bắt đầu cuộc họp xem xét, lên danh sách các nhân vật được ân xá để tŕnh Tổng thống và xác nhận bởi nội các chính phủ.
"Thái tử" Lee tháp tùng Tổng thống Mỹ J.Biden thăm nhà máy tại Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)
Mọi sự chú ư của đợt ân xá năm nay đang đổ dồn vào “thái tử” Lee, người đă được tạm tha vào năm ngoái sau khi thụ án 19 tháng tù v́ tội hối lộ.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hàn Quốc trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới, dẫn dắt bởi các ngành công nghệ và ô tô. Nhưng mặt trái của thành công đó là nạn tham nhũng tràn lan và vi phạm của những người đứng đầu các chaelbol (tập đoàn gia đ́nh trị).
Nhiều nhân vật, trong đó có cả cha của ông Lee, cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, cũng từng được ân xá sau khi ṭa án kết tội, do sự lănh đạo của họ được coi là không thể thiếu cho tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế của đất nước.
Với trường hợp của Lee Jae-yong, khả năng này càng có thêm cơ sở khi Phó Chủ tịch Samsung đang nhận được sự ủng hộ của dư luận. Hơn ¾ số người được hỏi đều cho rằng, nên ân xá cho người đàn ông giàu nhất đất nước.
Tháng trước, Thủ tướng Han Duck-soo cũng khẳng định sẽ đưa Lee vào danh sách ân xá trong bối cảnh “thế giới đang trong một cuộc chiến bán dẫn”.
Ngành công nghiệp chip toàn cầu hiện nay đang chạy đua để giải quyết t́nh trạng thiếu hụt nguồn cung, gây ra bởi đại dịch Covid-19. Điện thoại thông minh và ô tô là 2 trong số nhiều ngành công nghiệp bị gián đoạn do phụ thuộc vào chip.
Ngoài ra, Mỹ đang gây sức ép lôi kéo Seoul tham gia liên minh chuỗi cung ứng bán dẫn do Washington dẫn đầu nhằm siết chặt ṿng cô lập với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ đề nghị 3 đại gia bán dẫn gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản hợp tác nhân lực, nghiên cứu và phát triển, cũng như chuỗi cung ứng để xây dựng hệ sinh thái bán dẫn tiên tiến.
Tuy nhiên, một biến số tác động đến quyết định ân xá là Tổng thống Yoon, người đang chứng kiến vị thế suy giảm mạnh trong các cuộc thăm ḍ dư luận gần đây, do các vấn đề về lựa chọn nhân sự và phong cách quản lư.