Cuộc đột kích của FBI vào dinh thự ông Trump là động thái chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ, châm ng̣i tranh căi và tăng thêm chia rẽ đảng phái.
Cựu tổng thống Donald Trump hôm 8/8 cho biết các đặc vụ thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đă đột kích nhà riêng của ông ở Mar-a-Lago thuộc Palm Beach, bang Florida.
Cựu tổng thống không nói lư do đặc vụ Mỹ khám xét nhà ông, nhưng tuyên bố cuộc đột kích không báo trước là "không cần thiết và không phù hợp". Tuy nhiên, hai nguồn thạo tin cho biết động thái của FBI liên quan tới 15 thùng tài liệu mà ông Trump đă mang ra khỏi Nhà Trắng vào năm ngoái, trong đó có những tài liệu mật.
Ông Trump đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra v́ mang hồ sơ tổng thống ra khỏi Nhà Trắng và lưu giữ chúng ở Mar-a-Lago trong gần một năm. Cựu tổng thống đă lên án cuộc điều tra, nói rằng ông có quyền lấy những hồ sơ đó.
Donald Trump và nhiều cộng sự của ông cũng đang bị FBI, Sở Thuế vụ và các cơ quan liên bang khác điều tra v́ cáo buộc sai phạm trong 4 năm cầm quyền và liên quan tới các thực thể kinh doanh của ông.
Dù vậy, việc FBI hoặc một cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đột kích nhà của cựu tổng thống là điều bất ngờ và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước này.
"Nếu FBI hoặc bất kỳ cơ quan liên bang nào đột kích vào nhà cựu tổng thống, tôi sẽ thấy đây là một cuộc điều tra đang được tiến hành rất ráo riết", Matthew Dallek, một nhà sử học tổng thống lâu năm, nói. "FBI thường đột kích nhà của các tội phạm sừng sỏ, h́nh ảnh mang tính biểu tượng từ nhiều thập kỷ trước. Nếu nhà của một cựu tổng thống bị đặc vụ FBI vây quanh, h́nh ảnh đó thậm chí c̣n mang tính biểu tượng hơn nhiều".
Đặc vụ mang súng đứng gác ngoài dinh thự Mar-a-Lago thuộc Palm Beach, bang Florida hôm 8/8. Ảnh: Palm Beach Daily News.
Nguồn tin am hiểu về cuộc điều tra cho biết FBI đă báo trước cho Sở Mật vụ, lực lượng bảo vệ cựu tổng thống, ngay trước khi tiến hành lệnh khám xét dinh thự Mar-a-Lago. Người này cho biết Sở Mật vụ đă tạo điều kiện cho FBI tiến hành cuộc đột kích, nhưng không trực tiếp tham gia cùng.
Bradley P. Moss, luật sư an ninh nội địa Mỹ, khẳng định không ai có thể đứng trên luật pháp, kể cả Trump. "Các tài liệu được xem là hồ sơ mật đă được đưa đến tư gia của Trump sau khi ông rời nhiệm sở và lưu trữ ở đây một cách không an toàn suốt nhiều tháng. Đây là hành động vi phạm luật pháp rơ ràng", ông nói.
Tuy nhiên, việc các đặc vụ FBI khám xét dinh thự của cựu tổng thống Trump cũng gây tranh căi. Alan Dershowitz, một chuyên gia pháp lư nổi tiếng ở Mỹ, tự hỏi liệu cuộc đột kích có thực sự là phương án cuối cùng.
Ông Dershowitz cho rằng các cuộc đột kích thường chỉ được sử dụng khi cơ quan hành pháp liên bang đă sử dụng hết các biện pháp khác hoặc có cơ sở để tin rằng bằng chứng sẽ bị hủy hoại nếu làm theo quy tŕnh thông thường. Nhưng ông nói Bộ Tư pháp Mỹ chưa thực hiện các phương án khác trước khi tiến hành vụ đột kích.
"Đột kích là phương sách cuối cùng, nhưng ngày nay trong nhiều trường hợp nó đang là lựa chọn đầu tiên", ông cho hay. "Tôi hy vọng cuộc đột kích này có lư do chính đáng".
Chuyên gia pháp lư Dershowitz hy vọng những ǵ đă được thực hiện với Trump là điều mà đảng Dân chủ sẽ không phản đối nếu nó được áp dụng cho các thành viên đảng này.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết họ không nhận được thông báo về đợt khám xét của FBI. Ủy ban Hạ viện điều tra cuộc bạo loạn Đồi Capitol hồi đầu năm 2021 cũng từ chối b́nh luận về thông tin.
Cựu tổng thống Trump nói ông đang bị ngược đăi từ hành động của "các đảng viên Dân chủ, những người tuyệt vọng t́m cách cản trở tôi tranh cử tổng thống vào năm 2024".
Julian E. Zelizer, một nhà sử học tổng thống tại Đại học Princeton, cho rằng cuộc khám xét chưa từng có của FBI tại tư gia của Trump có thể là một động thái mang tính chính trị nhắm vào nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo của ông.
"Đó không chỉ đơn giản là một cựu tổng thống bị điều tra, mà là một ứng viên tiềm năng cho cuộc đua năm 2024", ông nói.
Các đồng minh và cựu quan chức của Trump đă lên tiếng chỉ trích cuộc đột kích, cho rằng đây là tính toán mang yếu tố đảng phái và không chính đáng. Matthew Whitaker, cựu quyền bộ trưởng tư pháp dưới thời Trump, cho rằng chính quyền hiện tại đang điều tra chính quyền tiền nhiệm. "Đó không phải là điều nên diễn ra ở Mỹ", Whitaker nói.
Lănh đạo phe thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy, thành viên đảng Dân chủ, cam kết sẽ mở cuộc điều tra nhắm vào Bộ Tư pháp Mỹ nếu đảng Cộng ḥa giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.
"Hành động lạm dụng quyền lực này phải được chấm dứt và cách duy nhất để làm điều đó là bầu cho các đảng viên Cộng ḥa vào tháng 11", chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng ḥa Ronna McDaniel, nói.
Nhà Trắng và FBI chưa b́nh luận về những cáo buộc trên, khi cuộc điều tra đang diễn ra.