Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 1,63%, 2,13% và 2,89%.
Chứng khoán Mỹ bùng nổ trong phiên giao dịch 10/8 sau khi báo cáo dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 535,1 điểm, tương đương 1,63%, lên 33,309,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,13% lên 4.210.24 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 5. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,89% lên 12.854,8 điểm, cao nhất khoảng hơn ba tháng trở lại đây.
Phiên tăng điểm ấn tượng ngày hôm qua kéo chỉ số Nasdaq thoát khỏi giai đoạn thị trường giá xuống kéo dài nhất kể từ năm 2008, thời điểm nước Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính. Vào ngày 16/6, chỉ số này thấp hơn khoảng 32% so với đỉnh gần nhất nhưng mức giảm đă thu hẹp c̣n 18% ở thời điểm hiện tại.
Nhóm cổ phiếu công nghệ và hàng hóa không thiết yếu là hai lĩnh vực tăng điểm mạnh nhất trong ngày hôm qua. Nhà đầu tư gần đây bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang các nhóm cổ phiếu này sau một thời gian dài “trú ẩn” trong các lĩnh vực mang tính chất pḥng hộ như tiện ích, hàng tiêu dùng thiết yếu và y tế.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống c̣n 2.786% trong ngày hôm qua, thấp hơn đáng kể so với mốc 3,482% ghi nhận vào ngày 14/6.
Báo cáo lạm phát vừa mới công bố chính là xung lực tăng điểm lớn nhất của chứng khoán Mỹ. Theo đó, CPI tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn dự báo tăng 8,7% của các chuyên gia. Nếu loại bỏ chi phí giá năng lượng và thực phẩm, CPI tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và 0,5% so với tháng 6.
Đây là một dữ liệu kinh tế quan trọng giúp Fed định h́nh chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 9 tới.
“CPI tăng chậm lại giúp xoa dịu áp lực đè nặng lên vai Fed trong suốt thời gian qua. Nếu xu hướng này tiếp tục nối dài, Fed hoàn toàn có thể sớm ‘đạp phanh’ quá tŕnh siết chính sách tiền tệ của ḿnh”, Nancy Davis, Nhà sáng lập Quadratic Capital Management, chia sẻ.
Chứng khoán Mỹ đang trong xu hướng tăng điểm sau khi khép lại nửa đầu năm giảm điểm mạnh nhất nhiều thập kỷ. Lư do là bởi nhà đầu tư dự báo lạm phát sẽ suy giảm, tiền đề để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuyển từ quan điểm thắt chặt sang hướng có lợi đối với thị trường.
VietBF @ Sưu tầm