Đây là câu hỏi thường được đặt ra và đôi khi được trả lời theo cảm nhận chủ quan để bảo vệ việc không đi tiêm vaccine của một số người chưa đồng thuận.
Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tạo miễn dịch cộng đồng với dịch bệnh COVID-19 là một trong bốn mục tiêu của Chiến lược tiêm vaccine pḥng COVID-19 vừa được Tổ chức Y tế Thế giới công bố trong phiên bản cập nhật vào tháng 7 năm 2022. Theo đó, mỗi quốc gia phấn đấu 70% dân số có miễn dịch với virus SARS-CoV-2 .
Để cơ thể có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, hoặc là theo cách chủ động bằng cách tiêm vaccine để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, hoặc là theo cách thụ động sau khi mắc bệnh cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng lại virus.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), miễn dịch cơ thể có được từ nhiễm virus SARS-CoV-2, c̣n gọi là miễn dịch tự nhiên, có khả năng bảo vệ cơ thể ở nhiều mức độ khác nhau chống lại sự tái nhiễm và nếu có tái nhiễm th́ ngăn chặn khả năng bệnh trở nặng. Miễn dịch tự nhiên sẽ giảm tác dụng theo thời gian và khả năng bảo vệ sẽ thấp hơn đối với các biến thể mới của virus.
So sánh với vaccine, khả năng bảo vệ cơ thể do miễn dịch tự nhiên chưa có cơ sở chắc chắn, theo Tổ chức Y tế Thế giới, các bằng chứng khoa học ban đầu cho thấy, một số vaccine COVID-19 cung cấp miễn dịch bảo vệ cơ thể cao hơn so với miễn dịch tự nhiên sau nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là việc tiêm vaccine sẽ làm tăng khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể ở những người đă mắc COVID-19 trước đó.
Điều đặc biệt là, theo Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đă có những bằng chứng sơ bộ cho thấy, một người có 3 lần tiếp xúc với "protein spike" (kháng nguyên đặc hiệu của virus SARS-CoV-2) do mắc COVID-19 xen lẫn với tiêm vaccine (tức là một hoặc nhiều lần tiếp xúc do tiêm vaccine và một hoặc nhiều lần do nhiễm SARS-CoV-2 trước hoặc sau tiêm chủng) có thể cung cấp cho cơ thể khả năng trung ḥa vượt trội chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả Omicron, so với người đă tiêm chủng đủ hai liều, hoặc nhiễm SARS-CoV-2 tự nhiên trước đó mà không tiêm chủng.
VietBF @ Sưu tầm