Đơn vị vận hành đường ống Nord Stream 1 dường như mỗi ngày đốt lượng khí trị giá 10 triệu USD, song chưa rơ lư do của hoạt động.
"Vệ tinh giám sát bức xạ nhiệt cho thấy từ ngày 11/7, Nga đốt một lượng lớn khí tự nhiên tại cơ sở Portovaya gần biên giới với Phần Lan. Số khí đốt này lẽ ra được cung cấp cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 tới Đức", công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy cho biết trong báo cáo được công bố ngày 26/8.
Báo cáo cho biết hoạt động trên được chú ư sau khi các công dân Phần Lan nh́n thấy một ngọn lửa lớn ở bên kia biên giới với Nga. Theo ước tính của Rystad Energy, lượng khí đốt mà Nga đốt mỗi ngày tại Portovaya là khoảng 4,38 triệu m3. Với mức giá hiện tại ở châu Âu, số khí đốt nói trên trị giá khoảng 10 triệu USD.
Ngọn lửa tại trạm Portovaya của Nga được một người Phần Lan chụp tại vị trí cách đó 38 km ngày 24/7. Ảnh: BBC.
Rystad Energy nhận định chưa rơ lư do Nga đốt số khí tự nhiên nói trên, đây có thể là một phần quy tŕnh thử nghiệm tại cơ sở Portovaya, dự kiến khởi động vào cuối năm nay. Ngoài ra, các lư do khác được nêu trong báo cáo là thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận hoặc v́ vấn đề chính trị.
"Ngọn lửa rất dễ thấy, có lẽ nhằm thể hiện khí đốt đă sẵn sàng và chờ đi sang châu Âu nếu các mối quan hệ chính trị hữu nghị được nối lại", báo cáo của Rystad Energy có đoạn.
Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom chưa b́nh luận về báo cáo của Rystad Energy.
Ảnh vệ tinh chụp ngọn lửa tại trạm Portovaya của Nga ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Ảnh vệ tinh chụp ngọn lửa tại trạm Portovaya của Nga ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Nord Stream 1 là đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức qua biển Baltic, vận chuyển khoảng 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm. Nga đă giảm lưu lượng khí đốt qua Nord Stream 1 xuống c̣n 20% công suất, với lư do "sự cố kỹ thuật" với các tuabin.
Gazprom ngày 19/8 thông báo kế hoạch bảo dưỡng trạm Portovaya từ ngày 31/8 đến 2/9, đồng nghĩa ḍng khí đốt dọc Nord Stream 1 bị ngắt hoàn toàn.
Ukraine và Đức cáo buộc Nga biến khí đốt thành vũ khí gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU). Gazprom cho biết sẽ thực hiện tất cả nghĩa vụ theo hợp đồng, nhưng không thể bị đổ lỗi khi EU hoặc Canada áp đặt các lệnh cấm vận đơn phương đối với thiết bị, như các tuabin của Siemens cho Nord Stream 1.
Trong khi đó, đường ống Nord Stream 2, hoàn thành cuối năm 2021, đă bị Đức hoăn cấp giấy phép vô thời hạn hồi tháng 2. Nord Stream 2 được thiết kế để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic mà không qua Ukraine hay Ba Lan, tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt từ Nga sang Đức lên 110 tỷ m3 mỗi năm.