Viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai ngoài… là những nguyên nhân gây viêm màng nhĩ.
Màng nhĩ là một vạt da mỏng nằm trên ống tai. Khi âm thanh lọt vào tai, màng nhĩ rung động làm di chuyển các xương nhỏ trong tai giữa, truyền âm thanh vào tai trong.
Nếu tai nhiễm trùng, màng nhĩ có thể bị căng phồng ảnh hưởng tới thính giác, giảm khả năng rung, truyền âm thanh. Khi màng nhĩ bị viêm, bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau, cảm thấy đầy tai do chất lỏng mắc kẹt sau màng nhĩ, mất thính lực tạm thời, sốt. Trẻ nhỏ bị viêm màng nhĩ dễ cáu kỉnh, khó ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra t́nh trạng này.
Viêm tai giữa
Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh hơn các đối tượng khác. Viêm tai giữa phát triển do vi khuẩn, virus trong mắt, mũi, miệng xâm nhập vào tai rồi kẹt ở phía sau màng nhĩ.
Chất lỏng chứa virus, vi khuẩn tích tụ sau màng nhĩ khiến bộ phận này viêm, dễ kích ứng. Người bệnh thường cảm thấy đau hoặc ù tai, nghe kém. Trường hợp viêm tai giữa tràn dịch hết nhiễm trùng, chất lỏng, chất nhầy vẫn c̣n trong tai nhưng không chứa virus, vi khuẩn.
Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng tới màng nhĩ. Ảnh: Freepik
Chấn thương tai
Màng nhĩ là một bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Do đặc tính mỏng, dẻo, màng nhĩ dễ tổn thương. Bất kỳ vật thể lạ nào tác động mạnh vào ống tai có thể ảnh hưởng tới màng nhĩ. Theo đó, tăm bông, ngón tay, tai nghe nhét tai... có thể tác động tiêu cực vào bộ phận này. Một số chấn thương khác khiến màng nhĩ viêm gồm.
Chấn thương âm thanh: Điều này xảy ra khi tai tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn. Tiếng ồn có thể là tiếng nổ lớn hoặc âm thanh cực đại phát liên tục trong thời gian dài. Chấn thương âm thanh có thể làm tổn thương màng nhĩ.
Chấn thương đầu: Những chấn thương ở đầu có thể gây chảy máu trong tai. Nếu máu bị kẹt sau màng nhĩ hoặc trong ống tai (nơi kết nối tai ngoài và tai giữa), màng nhĩ sẽ viêm, bầm tím.
Chênh lệch áp suất: Khi đi máy bay, lặn với b́nh dưỡng khí hoặc thay đổi độ cao, áp suất không khí trong tai thay đổi. Ống Eustachian (bộ phận điều chỉnh áp suất trong tai) có thể bị tắc khiến màng nhĩ căng phồng, dễ viêm.
Viêm tai ngoài
Đây là t́nh trạng nhiễm trùng tai ảnh hưởng tới tai ngoài, ống tai do nước bị giữ lại trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Trẻ nhỏ tập bơi có thể bị viêm tai ngoài. Các triệu chứng viêm tai ngoài gồm đau, ngứa, sưng bên trong tai, tai chảy dịch mủ có mùi hôi, mất thính lực tạm thời, sốt nhẹ. Trường hợp viêm tai nặng, nhiễm trùng lan xuống ống tai gây viêm màng nhĩ do tích tụ mủ.
Bọng nước
Người bệnh viêm màng nhĩ có thể h́nh thành các mụn nước nhỏ do virus, vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như đau dữ dội, chảy mủ tai và mất thính giác. Dựa vào các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán t́nh trạng viêm màng nhĩ. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra màng nhĩ căng phồng của bạn.
Trường hợp màng nhĩ căng phồng do chấn thương, bác sĩ sẽ có các lựa chọn điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc mức độ tổn thương. Hầu hết trường hợp chấn thương sẽ tự lành. Tuy nhiên, một số người cần dùng thuốc điều trị.
Bệnh nhân viêm màng nhĩ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp có bọng nước ở màng nhĩ cần điều trị kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc kháng nấm, kháng sinh, steroid, thuốc giảm đau. Nhằm chủ động pḥng bệnh, tránh nguy cơ gặp chấn thương tai, khi ngoáy tai, bạn không nên chọc tăm bông quá sâu vào trong tai, dùng ngón tay ngoáy tai.
Người có nguy cơ mắc bệnh cần tránh những nơi có tiếng ồn hoặc âm thanh lớn, giữ âm lượng tai nghe nhỏ, dùng các thiết bị bảo vệ đầu khi chơi thể thao (đi xe đạp, trượt ván, trượt băng...). Người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội có thể dùng gạc ấm đặt ở bên ngoài tai, tập các bài tập cổ nhằm giảm áp lực trong tai.