Theo nghiên cứu thống kê, người sống thọ trăm tuổi trên thế giới có nhiều đặc điểm chung trong đời sống thường ngày. Những ai hội tụ đủ các điều này thì xin chúc mừng, bạn đang có nền tảng sức khỏe khá tốt.
3 đặc điểm chung của người sống thọ
Dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc
Người cao tuổi sống lâu có thể duy trì giấc ngủ đầy đủ chứng tỏ các chức năng trong cơ thể và quá trình trao đổi chất cũng hoạt động rất hiệu quả. Việc đào thải độc tố thường ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình đi vào giấc ngủ của một người.
Đồng thời, người nào dễ ngủ, ngủ nhanh, không bị trằn trọc suốt đêm tức là không phải lo nghĩ nhiều. Khi chất lượng giấc ngủ cao thì thể lực mới tốt và đạt điều kiện kéo dài tuổi thọ.
Bàn tay và bàn chân ấm áp
Tay chân ấm áp, không bị lạnh là kết quả của sự lưu thông máu trơn tru, tuần hoàn tốt và sự trao đổi chất mạnh mẽ. Trong khi đó, những người thường bị tay chân lạnh là do quá trình cơ thể trao đổi chất kém hiệu quả. Từ đó, cảm giác thèm ăn cũng giảm sút, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm nền tảng sức khỏe nghiêm trọng.
Vì vậy, tay chân ấm cũng rất quan trọng đối với sức khỏe và là một trong những dấu hiệu quan trọng của tuổi thọ.
Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn
.
Để ngày càng sống khỏe sống lâu, cần phải luôn duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Ảnh: Sohu
Cùng với tuổi tác, quá trình trao đổi chất trong cơ thể suy giảm dẫn đến tình trạng thừa cân, tích tụ mỡ. Nếu bị béo phì, cơ thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, bị gút và mắc bệnh tim mạch.
Theo nghiên cứu, bệnh béo phì mức độ nhẹ giảm trung bình 3 đến 5 năm tuổi thọ của con người. Thậm chí, ở mức độ nặng, con người sẽ mất đi 15 năm sống vì căn bệnh này. Theo thống kê, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 2 trường hợp nguyên nhân do những bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất béo và bệnh béo phì.
Do đó, để có thể duy trì nền tảng sức khỏe vững vàng, ngày càng sống khỏe sống lâu, cần phải luôn duy trì cân nặng tiêu chuẩn.
Nếu muốn sống lâu hơn, hãy phát triển 4 thói quen "trường thọ"
Thường xuyên ngâm chân
Bàn chân được ví như "trái tim thứ hai" của con người vì có rất nhiều huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Y học cổ truyền phương Đông còn cho rằng, bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với những cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như thận, bàng quang, lá lách,... Do đó, sức khỏe của đôi chân có thể đại biểu cho nền tảng sức khỏe tổng thể.
Từ xưa, để kéo dài tuổi thọ, người ta đã rất chú trọng tới việc chăm sóc đôi bàn chân bằng cách xoa bóp, bấm huyệt hay ngâm chân. Ngâm chân bằng nước nóng không chỉ làm ấm cơ thể, mà còn góp phần bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe.
Trước hết, phải rửa chân cho thật sạch, sau đó đổ nước ấm ngập đến mắt cá chân. Nhiệt độ nước nên duy trì ở mức 38-45 ℃, ngâm trong khoảng 20 phút, đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ.
Đón nhiều nắng hơn
"Chất kích hoạt" vitamin D tốt nhất là tắm nắng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời còn có thể giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, thời điểm từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, hoặc từ 15 đến 16 giờ chiều là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ hơn, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, cần dựa vào tình hình thời tiết cụ thể để điều chỉnh cho thích hợp, tránh gây hại cho da.
Tập trung vào sức khỏe của xương
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, hệ xương khớp trên cơ thể con người cũng sẽ dần bị lão hóa, kéo theo nhiều bệnh tật. Theo thống kê thì có tới gần 50% người trên 40 tuổi bị các bệnh về xương khớp. Nếu không được chú ý bảo vệ, trường hợp nặng có thể khiến tuổi thọ bị rút ngắn khoảng 10 đến 15 năm.
Nhiều vấn đề về xương khớp là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, vì vậy cần bổ sung các loại chất cần thiết ngay trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như canxi, vitamin D, vitamin K2, protein, magie, kẽm...
Việc bổ sung dinh dưỡng thường xuyên sẽ góp phần phục hồi các nguyên bào sợi và tế bào xương bị tổn thương, kích thích sự phát triển của nguyên bào xương, tăng mật độ xương, ức chế mất xương, tái tạo mô xương và cải thiện những triệu chứng khó chịu khác nhau do các vấn đề về xương khớp gây ra.
Đi bộ nhiều hơn
Đi bộ là phương thức đơn giản và dễ dàng nhất để có thể cải thiện chức năng thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật. Đi bộ có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Đây được WHO coi là "môn thể thao tốt nhất trên thế giới".
Nghiên cứu cho thấy những người đi bộ hơn 30 phút mỗi ngày có khả năng sống lâu hơn những người khác gấp 4 lần. Đối với hầu hết mọi người, đi bộ là cách dễ dàng và thuận tiện nhất để ngăn ngừa bệnh tim.
VietBF @ Sưu tầm