Ung thư lưỡi thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. V́ vậy, chúng ta cần lưu ư những triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu để có thể kịp thời đi khám và được chẩn đoán chính xác.
Ung thư lưỡi là một trong những căn bệnh ác tính ở vùng miệng và xung quanh miệng. Bệnh thường gặp nhất ở đối tượng nam giới trên 50 tuổi và đang ngày càng trẻ hóa. Ở giai đoạn đầu, ung thư lưỡi ít biểu hiện thành triệu chứng rơ ràng trên cơ thể nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng.
Gần đây, Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) đă chia sẻ trên báo chí về một trường hợp mắc ung thu lưỡi ở bệnh nhân 40 tuổi.
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân nam được phát hiện mắc ung thư lưỡi có di căn hạch. T́m hiểu về bệnh sử, bệnh nhân cho biết ḿnh bị viêm và tổn thương ở bờ lưỡi cách đây 4-5 năm. Mặc dù có đi khám và uống thuốc chống viêm, giảm đau nhưng t́nh trạng viêm cứ tái đi tái lại.
Gần đây, bệnh nhân đau nhiều, không ăn uống được, dùng thuốc chống viêm giảm đau không đỡ. Khi có t́nh trạng chạy máu nhiều ở lưỡi, bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư lưỡi.
Bác sĩ cho biết, ung thư lưỡi là căn bệnh ác tính do lưỡi là cơ quan có nhiều mạch máu nên dễ di căn xa.
Triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Như đă đề cập ở trên, triệu chứng của ung thư lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Để có thể phát hiện sớm và không chủ quan trước căn bệnh này, bạn nên lưu ư những dấu hiệu dưới đây và đi khám chữa kịp thời:
– Đau lưỡi: Cảm giác đau ở lưỡi là dấu hiệu mà cơ thể chúng ta có thể nhận ra sớm nhất. Người bệnh sẽ thấy đau hơn khi nhai nuốt thức ăn.
– Bề mặt lưỡi xuất hiện mảng trắng: Theo thời gian, các mảng trắng ngày càng bám chắc vào da rồi lan rộng ra và gây chảy máu.
– Đau họng: Họng bị đau cũng là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi.
– Tê cứng lưỡi, đau tai, giọng nói thay đổi, thậm chí hôi miệng cũng có thể cảnh báo rằng bạn đă mắc ung thư lưỡi.
Các phương pháp thường dùng để điều trị ung thư lưỡi
Sau khi chẩn đoán chính xác t́nh trạng ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh thực hiện một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị sau:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường được cân nhắc sử dụng đầu tiên khi điều trị cho bệnh nhân ung thư. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể được phẫu thuật triệt căn để có thể loại bỏ triệt để tế bào ung thư. Với phương pháp này, tùy theo vị trí và kích thước khối u mà bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ một phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi.
Trong trường hợp bệnh đă tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, phẫu thuật thường được sử dụng kết hợp với xạ trị và hóa trị.
Xạ trị
Xạ trị ung thư lưỡi thường được sử dụng khi ung thư đă lan rộng và không thể thực hiện phẫu thuật triệt căn hay xạ trị triệt căn như ở giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể sử dụng bổ trợ sau phẫu thuật nhằm loại bỏ nốt những tế bào ung thư c̣n sót lại.
Có ba loại tổn thương ung thư lưỡi giai đoạn sớm có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị, bao gồm ung thư thể nhú sùi, ung thư thể nhân và ung thư thể loét.
Xạ trị có thể được thực hiện áp sát, tác động trực tiếp lên vùng tổn thương thông qua các máy phát bức xạ năng lượng cao ở ngưỡng an toàn cho cơ thể. Thông thường, mỗi đợt xạ trị sẽ kéo dài liên tục trong ṿng vài tuần và thực hiện hàng ngày.
Hóa trị
Ngoài phẫu thuật và xạ trị, một phương pháp khác cũng thường được sử dụng để điều trị ung thư lưỡi là hóa trị. Các loại thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường toàn thân hoặc qua động mạch lưỡi.
Để tối ưu hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện đơn hóa trị hoặc đa hóa trị tùy thuộc vào t́nh trạng cụ thể và khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân.
Ung thư lưỡi có thể di căn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chính v́ vậy, bạn cần nhận biết rơ những triệu chứng ung thư lưỡi ngay từ giai đoạn đầu để có phương án xử lư hiệu quả nhất.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra ung thư lưỡi, thế nhưng nh́n chung mọi bệnh nhân có các yếu tố dưới đây:
Người có thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại đến phổi mà c̣n ảnh hưởng xấu đến khoang miệng của những ai thường xuyên hút thuốc lá. Bởi thuốc lá có chất nicotin gây tổn thương cho bề mặt niêm mạc ở lưỡi, từ đó làm lở loét và lâu ngày không được chữa trị sẽ chuyển thành ung thư ác tính.
Người lạm dụng bia rượu: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư. Theo các nghiên cứu đă cho thấy rằng trong 100 người mắc ung thư lưỡi th́ có đến 70 - 80 người nghiện rượu. Những thành phần trong rượu sẽ kích hoạt các gen tiền ung thư nếu sử dụng quá nhiều.
Người thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ: Môi trường làm việc có tia bức xạ hoặc những người là nạn nhân của các vụ đánh bom hạt nhân sẽ tiếp xúc trực tiếp với các tia bức xạ. Họ là những người có khả năng mắc bệnh ung thư nhiều hơn so với người b́nh thường.
Người có người thân trong gia đ́nh mắc bệnh: Bên cạnh những yếu tố từ bên ngoài môi trường sống hay do thói quen sinh hoạt th́ bệnh ung thư lưỡi c̣n do yếu tố di truyền gây nên. Một khi trong gia đ́nh có ai đó mắc bệnh th́ các thành viên c̣n lại đều có khả năng mắc bệnh.
Người bị nhiễm Virus HPV: Khi nói đến HPV người ta thường nghĩ chúng gây bệnh cho mỗi cơ quan sinh dục thế nhưng các nhà khoa học đă thực hiện nghiên cứu và cho rằng một số loại virus có thể gây ra ung thư lưỡi cho người.
VietBF @ Sưu tầm