Nhiều người không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi. Làm sao biết ḿnh có nguy cơ và sàng lọc thế nào để phát hiện sớm bệnh?
Hầu hết người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng khi đi khám thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. V́ vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi khi chưa có triệu chứng rất quan trọng. Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi là cách để phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi ở những người khỏe mạnh có nguy cơ cao mắc bệnh. Việc sàng lọc được thực hiện hàng năm bằng chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp (Low-dose CT scan) để truy t́m khối u. Nếu ung thư phổi được phát hiện càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao.
Nhóm cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ là người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên. Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm); người hút thuốc trên 20 bao/năm. Trong đó, số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung b́nh một ngày nhân số năm hút thuốc. Ví dụ, một ngày hút một bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút hai bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm.
Người hiện vẫn hút thuốc hoặc mới bỏ trong ṿng 15 năm; người từ 50 đến 80 tuổi cũng là nhóm nguy cơ. Người từng mắc ung thư phổi và đă điều trị được từ 5 năm trở lên. Gia đ́nh có người bị ung thư, khởi phát trước tuổi 60; người làm nghề nghiệp liên quan đến bụi phổi, khói (khói nấu ăn, khói thuốc, nhang, amiăng), phóng xạ; người mắc ung thư khác hoặc mắc các bệnh phổi mạn tính (COPD, lao phổi...) hoặc bệnh nhân có nhu cầu tầm soát.
Đặc biệt, những người hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái...) của người hút thuốc lá cũng cần sàng lọc ung thư.
Thông thường, bác sĩ khuyến cáo sàng lọc bệnh mỗi năm một lần bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp. Bạn có thể ngừng sàng lọc khi người có nguy cơ đă hơn 80 tuổi, ngừng hút thuốc trên 15 năm và đă đi sàng lọc nhiều lần trong quăng thời gian đó nhưng không phát hiện bệnh.
|