Chúng ta cần lưu ý 3 điểm dưới đây khi ăn bánh Trung thu để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không ăn quá nhiều bánh trung thu
Bánh Trung thu là món không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên, loại bánh này thường chứa rất nhiều đường, tinh bột và chất béo. Một chiếc bánh Trung thu có thể chứa 800 - 1,200 calo và 30 - 45g chất béo. Người lớn hay trẻ nhỏ ăn nhiều đều có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp glucose và gây ra tiểu đường.
Đối với những người bị béo phì, các chuyên gia khuyến cáo nên giới hạn lượng bánh ăn trong ngày. Khi đã ăn bánh Trung thu thìphải giảm các món ăn khác. Ví dụ như nếu ăn nửa chiếc bánh nướng hoặc bánh dẻo thì trong ngày nên bớt đi 1 bát cơm hoặc lượng thức ăn tương ứng, tăng lượng rau xanh để giúp đào thảo bớt chất béo trong cơ thể, tích cực vẫn động để tiêu hao năng lượng.
Vì vậy, hãy coi bánh Thu là món ăn chơi, đừng ăn no.
Không ăn bánh Trung thu sau bữa tối
Buổi tối, cơ thể chúng ta có xu hướng ít vận động hơn ban ngày, năng lượng ít được tiêu hao. Ăn bánh Trung thu vào buổi tối sẽ gây tích tụ năng lượng, tăng cân, béo phì, tăng cholesterol trong máu. Hơn nữa, ăn bánh kèm với trà hoặc cà phê có thể gây ra mất ngủ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta nên ăn bánh Trung thu ngay sau khi ăn nó mà nên ăn cách cách bữa ăn khoảng 3 giờ đồng hồ để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Người bị tiểu đường, thừa cân không nên ăn bánh Trung thu
Bánh Trung thu là món ngon hấp dẫn mỗi dịp rằm tháng 8 về. Tuy nhiên, đây không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người. Một chiếc bánh Trung thu chứa lượng chất béo bằng 1-2 lần chất béo có trong một tô phở bò/gà. Phần lớn chất béotrong bánh Trung thu làloại chất béo no không có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, bánh Trung thu cũng chứa lượng đường rất lớn.Do đó, những người bị thừa cân, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn bánh Trung thu. Nếu muốn ăn hãy lựa chọn những loại bánh ăn kiêng và có tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng đúng liều lượng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
|