WASHINGTON, D.C.
Sau quyết định nhằm cắt giảm sản lượng của khối OPEC+ có thể làm cho giá xăng tăng trở lại chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với hai sự lựa chọn khó khăn: Tiếp tục chính sách
"o bế" xưa nay với Saudi Arabia hoặc thực hiện các biện pháp trả đũa, theo nguồn tin của nhật báo
The New York Times.
Tuyên bố cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày của khối OPEC Plus vào đầu tháng 11 tới đây, do Saudi Arabia dẫn đầu, được xem như một cú
"đâm sau lưng" Tổng thống Biden, người chỉ ba tháng trước đă từ bỏ tuyên bố xem Saudi Arabia là
"pariah" (chính phủ bất hảo) và thực hiện chuyến thăm đến vương quốc này.
Quyết định của OPEC Plus cũng khiến cho t́nh trạng kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 đang dần dần phục hồi sẽ càng thêm bấp bênh và giúp cho Nga có thêm tiền để tài trợ cuộc chiến xâm lăng Ukraine của tên độc tài Vladimir Putin.
Biden phải làm ǵ trước "sự phản bội" của Saudi Arabia?
Phản ứng trước quyết định của OPEC Plus, Tổng thống cho biết ông cảm thấy
"thất vọng và đang cân nhắc các sự lựa chọn thay thế".
Nhưng các thành viên đảng Dân Chủ, thất vọng trước việc Tổng thống Biden dành sự thận trọng quá mức đối với Saudi Arabia, đă gia tăng áp lực đối với ông, đ̣i ra lệnh trừng phạt Riyadh.
Dân biểu Malinowski (Dân Chủ–New Jersey) và các thành viên đảng Dân Chủ khác cho rằng Tổng thống nên có hành động quyết liệt hơn:
"Tổng thống có thể ra lệnh rút quân bảo vệ an ninh cho vương quốc này ngay lập tức".
Ông Malinowski cùng hai Dân biểu Sean Casten (Dân Chủ–Illinois) và Susan Wild (Dân Chủ–Pennsylvania) yêu cầu rút quân đội Mỹ và các hệ thống pḥng thủ khỏi Saudi Arabia và Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất (UAE).
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ–New York), đứng đầu Khối đa số Thượng Viện, cho biết quyết định của Saudi Arabia liên minh với Nga để tăng giá dầu là một
"sai lầm nguy hiểm".
"Những ǵ mà Saudi Arabia làm sẽ chỉ giúp cho Putin tiếp tục tiến hành cuộc chiến xâm lăng tàn ác, hèn hạ chống lại Ukraine", ông cho biết.
"Chúng tôi đang xem xét tất cả các biện pháp lập pháp tốt nhất để đối phó hành động kinh khủng và bất trắc nghiêm trọng này".
Hoàng Tử Abdulaziz bin Salman (thứ ba từ phải), Bộ trưởng Năng Lượng Saudi Arabia, tại cuộc họp của khối OPEC Plus, hôm 5/10. (H́nh: Vladimir Simicek/AFP via Getty Images)
Tuy nhiên, trước mắt, Tổng thống Biden không đưa ra nhiều dấu hiệu cứng rắn trong lúc có biến động này.
Thay v́ trừng phạt Saudi Arabia, các phụ tá của Tổng thống dường như tập trung nhiều hơn vào việc mở kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia và có thể nối lại mối bang giao hợp tác khai thác dầu mỏ với Venezuela.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét các hành động nhằm gây áp lực buộc các công ty xăng dầu nội địa giảm giá xăng bán lẻ, thậm chí có thể bao gồm cả việc hạn chế xuất cảng các sản phẩm xăng dầu.
"Chúng tôi không công bố sẽ làm ǵ sắp tới, nhưng có những biện pháp mà chúng tôi sẽ tiếp tục được đánh giá", ông Brian Deese, cố vấn kinh tế quốc gia của Tổng thống Biden, nói với các phóng viên.
Saudi Arabia biện bạch: Cần giá dầu cao để quân b́nh ngân sách
Phía Saudi Arabia cho rằng việc cắt giảm sản lượng không phải là một
"phát súng" nhắm vào Tổng thống Biden, và Ryadh đă gửi các giấy tờ cùng các biểu đồ cho chính phủ Mỹ để biện minh cho quyết định vừa rồi, theo nhật báo
The Washington Post.
Giới chức vương quốc dầu mỏ này nhấn mạnh, họ phải đặt quyền lợi kinh tế của Saudi Arabia lên trên những vấn đề chính trị nội bộ của nước Mỹ.
Trong bối cảnh giá dầu giảm xuống dưới 80 USD/thùng trong những ngày gần đây, Saudi Arabia than với Mỹ rằng, họ e ngại giá dầu sẽ trượt sâu hơn nữa xuống mức 70 USD/thùng hoặc thậm chí là 60/ USDthùng, khiến cho ngân sách của họ, vốn phụ thuộc vào xuất cảng năng lượng, sẽ không ổn định.
"Chúng tôi quan tâm trước hết đến lợi ích của quốc gia", Hoàng tử Abdulaziz bin Salman al-Saud, Bộ trưởng Năng Lượng Saudi Arabia, cho biết như trên vào hôm thứ Tư, đồng thời nói thêm rằng, vương quốc
"quan tâm đến việc trở thành một phần tăng trưởng của kinh tế toàn cầu".
Hoàng tử Abdulaziz cho rằng, các quốc gia dầu mỏ cần phải được chủ động khi các ngân hàng trung ương Tây phương nâng mức phân lời để giải quyết nạn lạm phát, một hành động có thể làm tăng t́nh trạng sự suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó có thể làm giảm nhu cầu đối với năng lượng khiến sẽ đẩy giá dầu xuống mạnh.
Do phụ thuộc rất nhiều qua nguồn thu từ dầu mỏ, nền kinh tế Saudi Arabia có tiền lệ trở thành nạn nhân của các chu kỳ bùng nổ và phá sản trên thị trường dầu mỏ, khi dầu ở mức giá cao sẽ giúp cho họ thu vô nhiều tiền, nhưng sau đó là bị suy thoái.
Các phân tích gia cũng cho rằng, Saudi Arabia không thể để giá dầu giảm xuống dưới một mức nhất định v́ lư do ngân sách.
Năm nay, vương quốc này dự kiến sẽ có thặng dư ngân sách đầu tiên sau tám năm bị thâm hụt do giá dầu thấp và đại dịch COVID-19.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), để giúp cho ngân sách ḥa vốn, giá dầu toàn cầu phải ở mức khoảng 79 USD/thùng.
Vào tháng 9 vừa qua, giá dầu thô giảm xuống 78 USD/thùng từ mức cao 139 USD chỉ có 7 tháng trước. Đó là một dấu hiệu cảnh cáo cho Saudi Arabia và các nước xuất cảng dầu khác, những quốc gia mà ngân sách phụ thuộc phần lớn vào nguồn dầu mỏ.
Ông Robert Mogielnicki, thành viên Viện Quốc Gia Vùng Vịnh Arab ở Washington D.C., cho biết:
"Nhưng Saudi Arabia không muốn chỉ ổn định ngân sách, họ muốn bảo đảm một nguồn thu thặng dư ổn định dựa trên giá dầu thô tiến gần hơn đến mức cao 90 USD/thùng".
Mỹ không có nhiều sự lựa chọn
Chínhphủ của Tổng thống Biden lo ngại cuộc khủng hoảng thực sự có thể xảy ra vào tháng Mười Hai tới khi giới hạn mức giá trần do Mỹ áp đặt để hạn chế lợi nhuận từ dầu mỏ của Nga và lệnh cấm của Liên Âu (EU) đối với việc mua dầu thô của Nga có hiệu lực.
Tổng thống Biden không có nhiều lựa chọn để chống lại quyết định cắt giảm sản lượng và phải chấp nhận sự đánh đổi khó khăn này.
Chính phủ Hoa Kỳ có thể cho phép khai thác dầu ở các vùng đất và biển dưới sự kiểm soát của liên bang, đồng thời giảm các quy định chặt chẻ về khoan, thăm ḍ và đặt đường ống để tăng sản lượng trong nội địa, nhưng việc này có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các tổ chức bảo môi trường vốn là thành phần ṇng cốt của đảng Dân Chủ.
Ngoài ra, Mỹ có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Iran và Venezuela để có thêm hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhằm giúp hạ giá và có khả năng thay thế nguồn dầu của Nga hiện bán cho các nhà máy lọc dầu của TQ và Ấn Độ.
Nhưng các cuộc đàm phán về nguyên tử năng với Iran hiện bị đ́nh trệ và triển vọng cho một thỏa thuận với Venezuela vẫn c̣n mờ mịt.
Làm sao ra thoát cảnh phải lệ thuộc vào dầu hoả?
Kể từ khi công ty Caltex, kết hợp của Standard Oil of California và Texas Oil Company, đào trúng mạch dầu Damman No 7 ở Saudi Arabia năm 1938, nước Mỹ bắt đầu bị lệ thuộc vào nguồn dầu hoả của vương quốc vùng Trung Đông này.
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm 1973 với h́nh ảnh xe cộ xếp hàng dài theo thứ tự ngày chẵn/lẻ tương ứng với bảng số xe luôn là một ám ảnh cho người dân Mỹ.
Việc Hoa Kỳ thoát khỏi sự kiềm toả của chiếc
"ṿng kim cô dầu hỏa" chỉ xảy ra khi người dân Mỹ nhất quyết đoạn tuyệt việc sử dụng xăng dầu và chuyển hoàn toàn qua năng lượng xanh.
Thái độ dứt khoát này đ̣i hỏi người dân Mỹ phải ngừng bỏ phiếu cho những chính trị gia được giới kỹ nghệ dầu hỏa hậu thuẫn và quyết tâm chịu đựng
"đau nghén" kinh tế để
"thai nghén" kỷ nguyên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Ông Biden có thể ra lệnh sử dụng dầu từ kho dự trữ, nhưng hiện nay trữ lượng đang ở mức thấp nhất trong bốn thập niên qua, nên sẽ có nguy cơ thiếu hụt trong trường hợp chiến tranh hoặc thiên tai lớn xảy ra.
Tổng thống Biden cũng có thể thúc đẩy hạn chế xuất cảng nhiên liệu chế biến như xăng và dầu diesel, mở rộng nguồn cung và hạ giá bán lẻ trong nước.
Nhưng điều này sẽ gây hại cho các đối tác thương mại, đặc biệt là các đồng minh châu Âu đang nỗ lực cắt bỏ mua năng lượng của Nga và làm gia tăng áp lực về nạn lạm phát toàn cầu.