Nhiệt độ xuống thấp tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến người lớn, trẻ nhỏ dễ mắc bệnh cảm lạnh.
Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng mũi và họng do virus gây ra. Bệnh thường nhẹ nhưng các triệu chứng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày.
Có nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường, trong đó, rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất với khoảng một nửa số ca cảm lạnh và các bệnh giống như cảm lạnh. Rhinovirus thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc hít phải những giọt bắn của người bệnh trong không khí. Sau khi hít phải, virus sẽ gắn vào các tế bào bên trong đường mũi. Sau đó, nó tự tái tạo, lây lan khắp đường hô hấp trên.
Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường có thể bắt đầu xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Triệu chứng có thể bao gồm đau họng, sổ mũi, ho khan, hắt x́, nhiệt độ cao, đau cơ, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác. Một số người có thể thấy các triệu chứng thuyên giảm trong khoảng một tuần, số khác có thể trở nặng hơn. Tuy nhiên, loại virus này cũng có thể gây ra các bệnh nặng hơn chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) năm 2015 cho thấy, rhinovirus có thể phát triển ở nhiệt độ thấp hơn 37 độ C (nhiệt độ cơ thể trung b́nh ở người). Nhiệt độ bên trong khoang mũi xấp xỉ 33 độ C là môi trường thuận lợi để loại virus này phát triển. Hầu hết các nghiên cứu về rhinovirus tập trung vào việc xem xét sự khác biệt về nhiệt độ cơ thể ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của virus.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Oulu, Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia (Phần Lan) phát hiện ra, nhiệt độ và độ ẩm giảm trong 3 ngày làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rhinovirus ở những người tham gia. Nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xảy ra ở nhiệt độ từ 0 độ C.
Cảm lạnh vào triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sốt cao... gây khó chịu. Ảnh: Freepik
Tiếp xúc với thời tiết lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Dưới đây là một số lư do.
Giảm mức vitamin D: Trong mùa đông, nhiều người nhận được ít vitamin D hơn do giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D đóng một vai tṛ thiết yếu trong việc duy tŕ hệ thống miễn dịch.
Nhiệt độ thấp hơn có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch: Một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Yale (Mỹ) phát hiện, các tế bào đường thở được lấy từ chuột có nhiệt độ thấp hơn làm giảm phản ứng miễn dịch của tế bào chống lại virus rhinovirus.
Hẹp mạch máu: Hít thở không khí lạnh và khô khiến các mạch máu ở đường hô hấp trên thu hẹp để bảo toàn nhiệt. Điều này có thể ngăn các tế bào bạch cầu đến màng nhầy, khiến cơ thể khó chống lại vi trùng hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị cảm lạnh. Hầu hết mọi người sẽ trải qua nhiều lần cảm lạnh trong đời. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hệ thống miễn dịch suy yếu, dưới 5 tuổi, hút thuốc, cảm lạnh phổ biến hơn vào mùa thu và mùa đông, tiếp xúc với những người bệnh cảm lạnh. Hầu hết mọi người sẽ hồi phục mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nào. Song cũng có trường hợp gặp các biến chứng như kích hoạt cơn hen suyễn, viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng tai và một số bệnh nhiễm trùng khác.
Để pḥng tránh bệnh trong mùa đông, mọi người nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau quả, ngủ nhiều, uống đủ nước, rửa tay thường xuyên, hắt hơi và ho vào khăn giấy sạch. Không dùng chung đồ ăn, thức uống với người bệnh cảm lạnh, cảm cúm để tránh lây nhiễm.