Thiếu iốt gây ra nhiều bệnh tật như bướu cổ, gây chậm phát triển về nhận thức ở trẻ. Ở các vùng thiếu iốt chỉ số IQ của trẻ sẽ thấp hơn các vùng khác.
Theo thống kê của BV Bệnh Nội tiết Trung ương, t́nh trạng bướu cổ là do thiếu iốt. Hàng ngày cơ thể cần từ 150 – 200mcg iốt, nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Theo điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 10 tuổi là 9,8%.
Theo tiêu chuẩn của WHO, độ bao phủ sử dụng iốt trên 90% dân số và tỷ lệ bướu cổ ở trẻ 8-10 tuổi là 5% và Việt Nam đă thành công vào năm 2005. Tuy nhiên, về sau do không đầu tư kinh phí miễn phí sản xuất muối iốt và không yêu cầu bắt buộc, người dân bỏ quên vi chất này dẫn tới tỷ lệ bướu cổ ở trẻ từ 8-10 tuổi tăng.
TS BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc giacho biết iốt là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển b́nh thường và cho sự phát triển của năo bộ. Một chế độ ăn uống lành mạnh cần cung cấp đủ iốt, nhưng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề khác về sức khỏe.
Iốt giúp tuyến giáp tạo ra hormone thyroxine. Thyroxine tham gia kiểm soát hoạt động của một số tế bào. Thyroxine rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và hệ thần kinh, cũng như tham gia chuyển hóa của protein, chất béo và carbohydrate trong cơ thể.
Iốt rất quan trọng trước khi sinh và ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó cần thiết cho sự phát triển của năo và hệ thần kinh, 5 giác quan, sự tập trung và sự phối hợp.
Theo BS Hưng, b́nh thường cơ thể cần bao nhiêu iốt tùy thuộc vào độ tuổi và t́nh trạng sinh lư hay bệnh lư,…
Nhóm tuổi lượng iốt được khuyến nghị hàng ngày (microgam/ngày): 0-6 tháng tuổi 90, 7-12 tháng tuổi 110, 1-8 tuổi 90, 9-13 tuổi 120, 14-18 tuổi 150, người trưởng thành 150, phụ nữ mang thai 220, phụ nữ cho con bú 270.
Quá ít iốt có thể gây ra t́nh trạng mệt mỏi, cảm thấy lạnh, khó tập trung và rụng tóc. Và nếu không có đủ iốt, tuyến giáp có thể to lên tạo thành bướu cổ. Ở trẻ em thiếu iốt sẽ ảnh hướng tới trí thông minh, sự phát triển của trẻ. Ở các vùng thiếu iốt chỉ số IQ của trẻ thấp hơn các vùng khác.
Ảnh minh họa.
Quá nhiều iốt (thường là từ các chất bổ sung) có thể gây nguy hiểm cho những người bị rối loạn tuyến giáp.
Thực phẩm giàu iốt bao gồm hải sản như hàu, cá hồng và rong biển. Cá hồi đóng hộp, bánh ḿ, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng chứa iốt.
Iốt cũng được thêm vào nhiều loại muối. Iốt cũng là một trong số các vi chất dinh dưỡng được khuyến nghị bổ sung vào thực phẩm như sữa, bánh mỳ, … Chúng ta nên có thói quen đọc nhăn thực phẩm để biết thực phẩm đó có chứa iốt hay không? Và có bao nhiêu trong khẩu phần ăn? Đă cung cấp được bao nhiêu % nhu cầu khuyến nghị,
Với phụ nữ đang mang thai, TS Hưng khuyến cáo, chị em hăy kiểm tra xem bạn có đang ăn đủ iốt hay không. Lượng iốt thấp có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Thiếu iốt cũng có thể dẫn đến tăng trưởng c̣i cọc và thiểu năng trí tuệ hoặc giảm chỉ số IQ ở trẻ.
Các nhà khoa học đă khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang chuẩn bị mang thai nên bổ sung iốt 150 microgam mỗi ngày để nạp vào cơ thể v́ nếu không họ khó có thể nhận được tất cả lượng iốt cần thiết mỗi ngày.
Hăy đi khám và nói với bác sĩ của bạn về điều này. Phụ nữ có t́nh trạng tuyến giáp không nên tự bổ sung iốt mà cần được bác sĩ khám và tư vấn rơ ràng.
Theo khuyến cáo, thiếu iốt hoàn toàn có thể pḥng tránh nếu cơ thể được bổ sung iốt đều đặn hàng ngày. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung iốt vào thức ăn có hiệu quả pḥng chống các rối loạn do thiếu iốt.
Việc sử dụng muối iốt thường xuyên và lâu dài là một biện pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả để pḥng, chống rối loạn do thiếu iốt. Sử dụng muối iốt cũng là giải pháp hoàn toàn an toàn, không gây bất kỳ hậu quả xấu nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe.