Về mặt lý thuyết, trong cơ thể tất cả mọi người chúng ta đều có sự hiện diện của các "tế bào ung thư", một điều không thể chối cãi được.
Trong quá trình của sự trao đổi chất được thực hiện mỗi ngày, có hơn 10 tỷ tế bào mới được sàn sinh ra cùng một lúc, trong đó sẽ có từ 1-20 triệu "tế bào ung thư".
Bởi vì trong quá trình cơ thể phát triển ở mỗi thời điểm, việc sao chép DNA không thể tránh khỏi các sai lầm, dẫn đến đột biến gene, một phần các tế bào bị đột biến sẽ trở thành tế bào ung thư.
Đừng nên phấn khích!
Các tế bào của con người đôi khi xảy ra các sai lầm cũng là chuyện bình thường, bởi vì cơ thể con người có hàng trăm triệu, hàng tỷ tế bào, với khối lượng tế bào to lớn như vậy, trong quá trình phân chia và sinh sản, sẽ có khả năng xảy ra các sai sót.
Do sự hiện diện của hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta, có thể giúp tạo ra tác dụng chống ung thư mạnh mẽ, vì vậy mặc dù tất cả mọi người đều có các tế bào tiền ung thư được sản sinh trong cơ thể, nhưng có rất ít người sẽ có hình thành ra khối u ác tính. Những tế bào sai lầm này hầu hết được sửa chữa, hoặc bị thực bào tiêu diệt hoàn toàn.
Và một số yếu tố trong cuộc sống, sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng đề khàng của chúng ta, thậm chí trở thành đồng lõa thúc đẩy sự phát sinh ra các tế bào ung thư!
1/ Chất béo
Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ thúc đẩy hình thành ra các tế bào ung thư
Các chuyên gia ở Đại học của tiểu bang Wisconsin (Mỹ) đã thực hiện một cuộc thí nghiệm nhằm so sánh 2 nhóm khỉ, một nhóm cho ăn rau và trái cây đơn giản, ngũ cốc với một nhóm khác hàng ngày ăn thịt xông khói, v...v...
27 năm sau, nhóm khỉ đầu tiên vẫn còn đủ tinh thần sáng suốt, màu lông sáng, và nhóm khỉ ăn thịt lại trông già hơn, cũng bị ung thư, tăng huyết áp và các bệnh lý khác.
Nguy cơ hòa tan và hấp thụ chất gây ung thư sẽ tăng lên nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng calorie cao, giàu chất béo động vật và cholesterol và thiếu hụt đáng kể chất xơ và vitamin.
Nếu gánh chịu sự kích thích này trong một thời gian dài, có thể gây ra sự xuất hiện của các khối u, dẫn đến ung thư ruột già.
Nên ăn ít hoặc không ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật; dầu thực vật hạn chế 20-30 gram/người/mỗi ngày (khoảng 2-3 muỗng canh); nên ăn một cân rau và nửa cân trái cây mỗi ngày.
2/ Nỗi buồn
Làm suy yếu khả năng đề kháng của cơ thể chống ung thư
Những người bị trầm cảm, lo lắng và sợ sệt, khả năng miễn dịch của họ tương đối bị suy yếu, nhiều thường không thể tiêu diệt các tế bào bất thường, cuối cùng góp phần vào việc phát sinh ra các tế bào ung thư.
Nhiều người sau khi bị ung thư, các bác sĩ khuyên họ nên duy trì một tâm trí tốt, lạc quan yêu đời.
Trong cách điều trị ung thư, nếu bạn chiến đấu với bệnh ung thư với sự tự tin, tỷ lệ sống sót tự nhiên sẽ tăng lên, và ngược lại, khi đối mặt với ung thư với tâm trạng suy sụp, chán nản cùng cực, tỷ lệ sống sót sẽ giảm đi đáng kể.
Cho dù đó là để ngăn ngừa ung thư, hoặc điều trị ung thư, một tâm trí tốt với tinh thân lạc quan yêu đời là những yếu tố rất quan trọng.
3/ Muối
Ăn nhiều muối làm gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 2 lần
Ăn quá mặn có thể dẫn đến sự tổn thương mãn tính của hàng rào niêm mạc dạ dày, lâu dài sẽ làm tăng tính nhạy cảm với các chất gây ung thư, dẫn đến ung thư dạ dày.
Những người có chế độ ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi so với những người ăn lạt hơn.
Điều này là do quá nhiều muối có thể dẫn đến áp suất thẩm thấu cao, phá hủy tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày, do đó làm gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Hiệp hội Dinh dưỡng khuyến cáo rằng người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn không quá 6 g muối mỗi ngày.
Dưa chua, mận, xúc xích giăm bông và các sản phẩm chế biến khác, chú ý kiểm tra hàm lượng natri, nên cố gắng ăn ít hơn.
4/ Khói thuốc lá
Đồng lõa của sự đột biến gene
Một cuộc nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế cho thấy có 150 đột biến gene xảy ra ở những người hút hết 20 điếu thuốc lá mỗi ngày trong một năm liên tiếp.
Khói thuốc lá có chứa hơn 7,000 hợp chất và hàng trăm chất độc hại, gồm cả chất gây ra ung thư.
Do đó, hút thuốc không chỉ gây ra đột biến di truyền gene ác tính, mà đáng sợ hơn, các hợp chất và chất độc hại trong khói thuốc lá cũng có thể đẩy nhanh sự thiệt hại gene di truyền và ngăn chặn việc sửa chữa gene, gây ra ung thư phổi
5/ Rượu
Người dễ bị đỏ mặt khi uống rượu dễ bị đột biến gene di truyền hơn
Rượu khi được chuyển hóa trong cơ thể, biến thành chất acetaldehyde, trong khi acetaldehyde nếu tích tụ với số lượng lớn, sẽ dẫn đến sự sắp xếp lại nhiễm sắc thể và thay đổi vĩnh viễn trình tự DNA, dẫn đến nguy cơ bị ung thư, nhất là ở lá gan.
Tại sao có ai đó uống rượu cả đời và vẫn sống lâu?
Không thể so sánh được!
Thứ nhất, trong cơ thể người khác có chất acetaldehyde dehydrogenase, biểu hiện là khi uống rượu sẽ không gây ra đỏ mặt, có thể không để cho chất acetaldehyde này tích tụ lại trong cơ thể.
Thứ hai, hệ thống protein sửa chữa các tổn thương DNA của người khác là mạnh mẽ, uống rượu ngay cả khi tế bào bị tổn thương cũng sẽ được sửa chữa ở một mức độ nhất định nào đó.
Vì vậy, để giử an toàn, nam giới trưởng thành uống không quá 20 gram rượu mỗi ngày và 10 gram đối với phụ nữ. đặc biệt là những người uống rượu bị đỏ mặt thì càng không nên uống.
6/ Đường
Vượt quá 25 gram mỗi ngày là nguy hiểm
Các tế bào ung thư thích đồ ngọt?
Trong thực tế, các tế bào ung thư có xu hướng phát triển nhanh hơn so với các tế bào bình thường, với nhu cầu cần đường lớn hơn và cạnh tranh với các tế bào bình thường khác.
Các khoa học gia Thụy Điển đã theo dõi 80,000 người tham gia trong chín năm cho thấy những người uống hai loại đồ uống ngọt mỗi ngày có nguy cơ ung thư tuyến tụy cao hơn 90% so với những người ít uống đồ ngọt;
Những người ăn 5 muỗng đường nhỏ mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 70% so với những người không ăn đường; những người uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 50% so với những người không ăn đồ ngọt.
Kết quả này, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong cộng đồng dinh dưỡng và y khoa.
7/ Lười biếng
Ung thư do lười biếng thực sự có tồn tại!
Chúng tôi đã cười khi nói rằng ,có một loại ung thư được gọi là "ung thư lười biếng", nhưng lười biếng, thực sự là đồng lõa của bệnh ung thư.
Những người có tính cách vui vẻ và thích tập thể dục thường có thể chống lại sự phát sinh liên tục của các tế bào ung thư.
Khi tập thể dục có đổ mồ hôi, có cảm giác thở hổn hển, cơ thể con người sẽ sản xuất một lượng lớn chất endorphin, đây là một hormone có thể tăng cường cảm giác dễ chịu, có thể cải thiện chức năng về thể chất và tinh thần.
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục ít hơn 30 phút mỗi ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên và liên tục có thể ngăn ngừa ung thư ở một số bộ phận, chẳng hạn như ung thư ruột già.
8/ Già đi
Ung thư sau tuổi 90 là do yếu tô sinh lý
Con người càng lớn tuổi, tỷ lệ đột biến gene ngày càng cao, cơ hội sao chép sai lầm ngày càng tăng, và chức năng để sửa chữa bị giảm rất nhiều. Ở một mức độ nhất định của sự lão hóa, hệ thống duy trì sự cân bằng của cơ thể người sẽ trở nên tồi tệ hơn, do vậy cơ hội bị dính ung thư tự nhiên sẽ cao hơn.
Nói chung, bị ung thư trước tuổi 80 là do bệnh lý, và sau tuổi 90 ung thư chủ yếu là do yếu tố sinh lýtrong cơ thể người.
Sưu tầm
|
|