Giấc ngủ là 'liều thuốc bổ' số 1 đối với sức khỏe. Một đêm mất ngủ, nhiều ngày sau cơ thể vẫn chưa thể phục hồi.
Một số nghiên cứu khoa học đă chỉ ra, những người đi ngủ sớm và dậy sớm ít bị căng thẳng về tinh thần và ít mắc bệnh tâm thần hơn. Thức khuya trong một thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Vai tṛ của giấc ngủ đối với sức khỏe
Danh y Hoa Đà (145 – 208) là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ ở nội bộ đất nước Trung Quốc mà c̣n được biết đến rất nhiều trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.
Tương truyền Hoa Đà có dạy: "Muốn giữ sức khỏe, giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu. Con người chỉ có thể khỏe mạnh khi ngủ đủ giấc. Thời gian đi ngủ giúp lá lách và dạ dày tiêu hóa thức ăn. V́ vậy, đây là đại bổ đầu tiên để bảo toàn sức khỏe. Một đêm không ngủ, cả trăm ngày sau vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn".
Ngủ là một trạng thái giúp bảo vệ sức khỏe, nuôi dưỡng và thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào khỏe mạnh. Nếu giấc ngủ bị tŕ hoăn, việc sản sinh tế bào mới cũng sẽ bị đ́nh trệ. Nếu ban ngày có một triệu tế bào chết đi, qua đêm chỉ có 500.000 tế bào được bổ sung th́ về lâu dài cơ thể sẽ dần yếu đi.
Không dừng lại ở đó, thiếu ngủ kéo dài cũng sẽ gây ra các bệnh tâm thần khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và kích động.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến ung thư gan
Gan và túi mật liên quan mật thiết với nhau. Theo quan điểm của Hoa Đà, kinh mạch túi mật mở lúc 23h, nếu không ngủ sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng.
Quan trọng hơn, 11 phủ tạng đều phụ thuộc vào túi mật, nếu khí túi mật bị ảnh hưởng, chức năng của các cơ quan trong toàn bộ cơ thể cũng sẽ không thể duy tŕ b́nh thường. Kết quả là quá tŕnh trao đổi chất và khả năng miễn dịch cũng suy giảm.
Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc th́ gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa.
Khi sức khỏe gan có vấn đề, người bệnh dễ cau có khó chịu. Trong khi đó, nhiều bệnh về gan không dễ nhận ra cho đến khi đă trở nặng, lư do là v́ tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác nên ngay cả khi tế bào bị tổn thương b không hay biết. Đặc biệt đối với người bị viêm gan B, viêm gan C th́ thức đêm càng làm bệnh t́nh thêm trầm trọng.
Chưa kể gan bị tổn thương sẽ dễ bị mắc các bệnh về gan như viêm gan B, gan nhiễm mỡ, từ đó dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
4 bí quyết để ngủ ngon của Hoa Đà
1. Nên đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm
Theo quan niệm của thế hệ đi trước, ngủ là phương thuốc hàng đầu đối với sức khỏe. Nếu mỗi ngày bạn đều đi ngủ trước giờ Tư (tức là từ 11h đêm đến 1h sáng hôm sau) th́ cơ thể sẽ khỏe mạnh tự nhiên, ít bị bệnh tật t́m đến.
Thói quen thức khuya dậy muộn ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đây vốn là thói quen gây hại gan, tổn tinh lực, làm ṃn mật. Những người hay thức khuya thường có đôi mắt mệt mỏi, kém sắc, không tinh anh, tâm tính thất thường, dễ bị trầm cảm, căng thẳng.
Thậm chí có nhiều người c̣n có suy nghĩ sai lầm rằng, chỉ cần ngủ bù vào sáng hôm sau th́ không có ǵ đáng lo. Trên thực tế, việc này không hề có tác dụng, ngủ nhiều cũng không thể "bù" lại được.
Do đó, mỗi người nên tự rèn thói quen đi ngủ sớm, hạn chế t́nh trạng thức khuya dậy muộn.
2. Không suy nghĩ trước khi ngủ
Đây là cách mà các danh y từ xưa đến nay đi vào giấc ngủ. V́ hầu hết các trường hợp, khó ngủ là do suy nghĩ quá nhiều, vướng bận nhiều thứ khiến đầu óc không ngừng làm việc.
Do lối sống hiện đại, nhiều người đang rơi vào t́nh trạng này dẫn đến khó ngủ. Để giảm bớt t́nh trạng này, chúng ta nên tránh xa các thiết bị điện tử, để tinh thần thoải mái. Giống như người xưa từng dạy: "Hăy để tâm của bạn ngủ trước, rồi mắt của bạn sẽ ngủ theo".
Nếu như làm như vậy rồi, bạn vẫn không ngủ được, hăy thử ngồi hoặc nằm trên giường rồi xoa bóp chân, ngồi thiền trên giường hoặc tập các bài tập hít thở sâu, giữ cho hơi thở tự nhiên.
3. Buổi trưa ngủ một giấc ngắn
Vào mỗi buổi trưa trong ngày, trong khung giờ khoảng từ 11h trưa đến 1 giờ chiều, bạn nên tranh thủ chợp mắt. Nếu không ngủ được, bạn có thể ngồi hoặc nằm thư giăn, ngồi thiền hoặc nhắm mắt lại nghỉ ngơi.
Nhiều người dành hẳn cả một buổi trưa dài để ngủ một giấc đầy, điều này thực ra không hoàn toàn cần thiết. Bạn chỉ cần ngủ ngắn, thậm chí chỉ nhắm mắt 3 phút cũng có giá trị như việc bạn ngủ 2 giờ đồng hồ. Nhưng phải chọn thời gian đúng giữa buổi trưa để chợp mắt.
4. Dậy sớm
Vào mùa đông, nhiều người sẽ rất muốn được ngủ muộn, rất khó để thức dậy sớm rời khỏi giường. Dù không dễ dàng, nhưng danh y Hoa Đà khuyên bạn nên thức dậy vào khoảng 6 giờ sáng trong thời tiết mùa Đông lạnh giá, và nên dậy lúc 5 giờ vào mùa hè. Đây là khung giờ lư tưởng nhất để cơ thể bạn thực hiện các hoạt động trao đổi chất, có lợi lớn cho sức khỏe.
Ưu điểm của việc dậy sớm là bạn có thể đi vệ sinh (đại tiểu tiện) đúng giờ. Đây là việc quan trọng nhất trong quá tŕnh đào thải và trao đổi chất tự nhiên của cơ thể. Nếu dậy quá muộn, đại tràng không nằm trong khung giờ hoạt động mạnh, không thể đào thải chất bẩn ra ngoài.
VietBF @ Sưu tầm