Vệ tinh nghiên cứu khí quyển ICON mất kết nối với trạm kiểm soát dưới mặt đất sau 3 năm bay trên quỹ đạo, có thể do lỗi hệ thống.
Vệ tinh nghiên cứu khí quyển ICON. Ảnh: NASA
ICON, vệ tinh nghiên cứu khí quyển của NASA, mất liên lạc với trạm kiểm soát dưới mặt đất từ hôm 25/11 và đang bay quanh Trái Đất mà không có kết nối, Interesting Engineering hôm 9/12 đưa tin.
NASA vẫn chưa xác định được lư do ICON mất liên lạc với các trạm mặt đất. Cơ quan này cho biết, vệ tinh trang bị Bộ đếm thời gian mất lệnh, giúp khởi động lại ICON nếu mất liên lạc trong 8 ngày. Tuy nhiên, quá tŕnh khởi động lại không thành công v́ nhóm chuyên gia dưới mặt đất vẫn không thể nối lại liên lạc tính đến hôm 5/12.
Dù mất liên lạc với ICON, NASA sử dụng Mạng lưới Giám sát Không gian của Bộ Quốc pḥng Mỹ và xác nhận ICON vẫn đang bay quanh Trái Đất. "Nhóm nhiệm vụ ICON đang nỗ lực t́m hiểu sự cố và đă khoanh vùng các nguyên nhân có thể gây mất liên lạc, bao gồm trục trặc trong hệ thống điện tử hàng không phụ hoặc liên lạc tần số vô tuyến phụ. Nhóm hiện chưa thể xác định t́nh trạng của vệ tinh và việc mất tín hiệu truyền xuống có thể là dấu hiệu của lỗi hệ thống", NASA cho biết.
ICON phóng lên không gian nhờ tên lửa Pegasus XL và máy bay Stargazer L-1011 vào tháng 10/2019. Vệ tinh bay trên quỹ đạo cao khoảng 580 km, có nhiệm vụ quan sát phần trên của khí quyển và sự tương tác giữa thời tiết Trái Đất với thời tiết không gian. Nó mang theo 4 dụng cụ với khả năng đo lường các đặc điểm của tầng điện ly và chụp ảnh cực tím của lớp khí quyển trên cao. Phân tích tầng điện ly có thể giúp cải thiện liên lạc vệ tinh, đồng thời giúp giới khoa học hiểu rơ hơn về cực quang và băo địa từ.
Ban đầu, ICON dự kiến hoạt động hai năm. Tuy nhiên, vệ tinh đă kéo dài nhiệm vụ và tiếp tục bay trên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 12/2021. Hiện tại, các chuyên gia NASA vẫn cố gắng thiết lập kết nối với ICON, nhưng có thể vệ tinh thời tiết không gian này đă hết tuổi thọ.