Nghiên cứu cho thấy cùng với ⅔ loài động vật bản địa ở Nam Cực, chim cánh cụt hoàng đế đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao vào năm 2100 theo quỹ đạo nóng lên toàn cầu như hiện nay.
Kết quả được đưa ra từ cuộc nghiên cứu - một sự hợp tác quốc tế giữa các nhà khoa học, bảo tồn và nhà hoạch định chính sách từ 28 tổ chức ở 12 quốc gia. Họ đă xác định chim cánh cụt hoàng đế là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, theo sau là các loài chim biển và giun đất khô.
“Với lượng phát thải khí nhà kính như hiện nay, sẽ có đến 80% diện tích sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế được dự đoán sẽ biến mất vào năm 2100, khiến dân số loài giảm hơn 90%.” Bởi loài chim cánh cụt hoàng đế dựa vào băng để sinh sản. Nên nếu nó mất đi môi trường sinh sản phù hợp, điều này có thể dẫn đến lượng cá thể giảm đi đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra 10 chiến lược quản lư mối đe doạ mang lại lợi ích cho 84% sinh vật ở Nam Cực, nhưng dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 23 triệu USD hàng năm. Trong đó, ngăn chặn việc nóng lên toàn cầu được cho là chiến lược bảo tồn có hiệu quả nhất.
“Có rất nhiều mối đe doạ ảnh hưởng đến các loài ở Nam Cực, dù nơi đây được coi là vùng hoang dă xa xôi và nguyên sơ. Nhưng mối đe doạ lớn nhất lại không đến từ chính Nam Cực, mà từ các hoạt động trên thế giới.”
“Nam Cực đang được bảo vệ rất tốt từ các hiệp ước Nam Cực và các nghị định về bảo vệ môi trường. Nhưng với tính độc đáo của lục địa, các giá trị hoang dă và đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của lục địa, chúng tôi vẫn đang t́m kiếm và thử làm mọi thứ để đảm bảo nơi đây bị ảnh hưởng ít nhất có thể''.