Trong dịp nghỉ Tết dài ngoài, ngoài việc kiểm soát bữa ăn, lượng thực phẩm ăn vào th́ đề pḥng bị dị ứng thực phẩm cũng rất đáng quan tâm.
Bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết, trong dịp Tết việc sử dụng thực phẩm khá đa đạng, không chỉ ăn ở gia đ́nh mà c̣n ăn uống ở nhiều nơi khác, v́ vậy rất dễ bị dị ứng thực phẩm nếu không được kiểm soát tốt.
Theo bác sĩ Duy, dị ứng thực phẩm là khi cơ thể phản ứng với lại một số loại thức ăn nhất định hoặc một nhóm thực phẩm. Khi bạn ăn các thực phẩm gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các chất hóa học để đáp ứng với các tác nhân ngoại lai. Khi đó, cơ thể dễ xuất hiện t́nh trạng chảy nước mũi, phát ban, hắt hơi, sưng, thở kḥ khè và ói mửa. Một số phản ứng dị ứng mạnh hơn có thể đe dọa tính mạng như khó thở, huyết áp thấp thậm chí tử vong.
“Ngày Tết nói riêng hoặc những ngày nghỉ lễ nói chung là thời điểm khó khăn với những người bị dị ứng thực phẩm, do thời điểm này nhiều người thường không để ư đến thực phẩm ḿnh ăn hằng ngày, đặc biệt là trẻ em. Bởi vậy nguy cơ dị ứng rất cao”, bác sĩ Duy chia sẻ.
Mặc dù dị ứng thực phẩm là vấn đề đáng quan ngại, tuy nhiên nếu chú ư th́ chúng ta hoàn toàn có thể pḥng tránh. Theo đó, các thực phẩm mà những người có cơ địa dị ứng dễ gặp phải là lúa ḿ, sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, các loại hạt, động vật có vỏ và cá. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng có thể khác nhau giữa từng người.
Đa phần phản ứng dị ứng xảy ra trong hoặc sau bữa ăn, do vậy, việc pḥng tránh cũng có những điểm khác nhau (dành cho gia đ́nh có thành viên bị cơ địa dị ứng là chính). Cụ thể:
Hạn chế dị ứng thực phẩm tại nhà
- Trước hết, cần dán nhăn và phân chia các loại thực phẩm an toàn và thực phẩm có thể gây dị ứng cả trong tủ đựng thức ăn và tủ lạnh để các thành viên biết đâu là thực phẩm an toàn, đâu là thực phẩm không an toàn, cần cách xa tầm với của trẻ.
- Trước khi sử dụng nên đọc nhăn thực phẩm và thành phần có trong thực phẩm đó. Bởi với thực phẩm đóng gói sẵn, nhà sản xuất có thể phối hợp nhiều loại nguyên liệu để tăng hương vị cho sản phẩm.
- Cần ngăn chặn việc lây chéo chất gây dị ứng qua dao, kéo, đũa khi sử dụng thực phẩm. Với người có tiền sử dị ứng nên dùng đồ riêng, không tiếp xúc với chất gây dị ứng, nên rửa tay trước và sau khi ăn.
- Cần giáo dục, nhắc nhở trẻ để tự nhận thức về việc ăn thực phẩm nào, không ăn thực phẩm nào dễ gây dị ứng.
Hạn chế dị ứng thực phẩm khi ăn ở ngoài
- Tốt nhất nên ăn uống tại nhà để kiểm soát được thực phẩm đầu vào.
- Nếu phải đi ăn ngoài th́ cần thông báo về thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng để bạn bè, chủ nhà pḥng tránh. Cũng có thể cùng chủ nhà xuống bếp chế biến món ăn, như vậy sẽ biết món ăn nào an toàn.
- Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể chuẩn bị cả bữa chính và những món ăn phụ tại nhà trước để hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm không an toàn.
- Trong trường hợp cần phải ăn ở ngoài, hăy luôn mang theo đồ ăn nhẹ để pḥng trường hợp bạn không có lựa chọn an toàn nào.
Khi có dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm, tốt nhất hăy đưa người bị dị ứng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dơi và xử lư kịp thời bởi dị ứng thực phẩm có nhiều mức độ khác nhau, nếu không xử lư kịp thời, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
VietBF @ Sưu tầm