Ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, đặc biệt khi xuất hiện ở vị trí này trên cơ thể.
Bệnh tiểu đường, hay c̣n gọi là đái tháo đường, là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn so với b́nh thường. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra một số triệu chứng như thường xuyên khát nước, nhanh đói, tiểu nhiều, mờ mắt. Ngoài ra, người bệnh có triệu chứng thường gặp khác ở bàn chân, đó là ngứa.
Ngứa do bệnh tiểu đường thường là hệ quả của tuần hoàn máu kém, hoặc bệnh thần kinh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2021 của Đại học Y khoa Wroclaw (Ba Lan) trên 109 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy, 36% người bệnh có triệu chứng ngứa. Họ chia sẻ ngứa ngáy ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của họ và những họ thuộc nhóm quản lư bệnh không hiệu quả.
Ngứa chân là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh minh họa)
V́ sao tiểu đường lại gây ngứa?
Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu ở mức phù hợp. Lượng đường trong máu có thể tăng lên v́ những lư do khác nhau, gồm chế độ ăn không hợp lư, stress kéo dài, lười vận động hoặc mắc các bệnh lư khác.
Lượng đường trong máu c̣n gây tổn thương dây thần kinh và khiến cho lưu lượng máu dẫn tới bàn chân giảm đi, từ đó gây ra triệu chứng ngứa.
Nếu lượng đường trong máu cao kéo dài có thể khiến các sợi dây thần kinh ở chân và bàn chân bị tổn thương nghiêm trọng, hay c̣n gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Các triệu chứng gồm tê hoặc không có khả năng cảm thấy đau; ngứa ran hoặc nóng rát.
Bệnh thần kinh ngoại biên khiến hệ thống miễn dịch giải phóng các cytokine - những protein điều chỉnh phản ứng viêm. Các protein này có thể kích thích dây thần kinh và gây ngứa.
Đường huyết cao kéo dài cũng ảnh hưởng tới quá tŕnh lưu thông máu ở chân và bàn chân, hay c̣n gọi là bệnh động mạch ngoại vi, dẫn tới khô da, bong tróc da và nứt nẻ da. Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi biểu hiện như đau ở chân, đặc biệt khi đi bộ, đỡ khi nghỉ ngơi; yếu cơ chân hoặc bàn chân; tê, ngứa ở chân hoặc bàn chân; rụng tóc; lạnh da; lâu lành vết thương trên bàn chân; tê hoặc lạnh ngón chân.
Các vấn đề về da khác ở bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường hay bị ngứa da hơn những người không mắc căn bệnh này. Ngứa dai dẳng gây khó chịu, thậm chí nếu găi mạnh để thỏa măn những cơn ngứa có thể dẫn tới nhiễm trùng, xước và đau.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể mắc một số bệnh lư khác về da như nhiễm nấm (thường là nấm candida), hoại tử da dạng mỡ, mụn nước, phồng rộp, da nổi hạt cứng, u hạt ṿng,...
Đối phó với t́nh trạng ngứa da khi bị tiểu đường
Điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định t́nh trạng bệnh. Ngứa da có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh thông thường khác như khô da, dị ứng, viêm nhiễm... Do đó, nếu bị ngứa da kéo dài, hăy tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Khi được xác định mắc tiểu đường, để giải quyết vấn đề ngứa da, bệnh nhân nên:
- Kiểm soát đường huyết cẩn thận, tránh để đường huyết tăng quá cao.
- Tránh tắm nước quá nóng để không làm mất đi độ ẩm trên da.
-Thoa kem dưỡng da sau khi tắm, lưu ư không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân để tránh làm sinh sôi những loại nấm có hại.
- Dùng loại kem dưỡng ẩm an toàn, không gây kích ứng.
Thêm vào đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và tái khám định kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
VietBF@sưu tập