Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) tiếp tục có tầm quan trọng sống c̣n đối với kinh tế Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đă thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng $27,72 tỷ trong năm 2022, giảm 11% so với năm 2021.Cũng theo bộ này, vốn đầu tư nước ngoài trong Tháng Giêng năm 2023 chỉ đạt $1,69 tỷ, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đă t́m cách cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các thách thức mang tính hệ thống vẫn tồn tại. Cụ thể, chính sách kinh doanh rắc rối và thiếu minh bạch, nạn tham nhũng tràn lan, cơ sở hạ tầng pháp lư yếu kém, và bộ máy doanh nghiệp nhà nước không có hiệu quả.
Theo một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện bởi Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) và Pḥng Kinh doanh Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nam Hàn tại Việt Nam lo ngại môi trường kinh doanh tại đây ngày càng xấu đi.
Trong số 326 công ty Hàn Quốc được khảo sát, 49,7% cho biết họ dự đoán môi trường kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai. Và 38% trong số họ cho rằng các chính sách của chính phủ Việt Nam là một trong những lư do khiến họ có cái nh́n tiêu cực. Đáng lưu ư, gần 63% doanh nghiệp Nam Hàn cho biết họ phải chấp nhận các qui định rắc rối để tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm quy tŕnh phê duyệt và cấp phép kinh doanh, tiếp theo là sự thiếu minh bạch (48,2%), và các vấn đề về thuế (42,5%).
Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, tổng số vụ tham nhũng tăng 40,97% trong năm 2022. Tuy nhiên, dư luận cho rằng tổng số các vụ tham nhũng trong thực tế có thể cao hơn con số mà nhà nước Việt Nam tuyên bố. Bởi Việt Nam vẫn có thói quen bưng bít và thay đổi thông tin bất lợi.
Sau hơn một thập kỷ “công cuộc đốt ḷ” chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, căn bệnh thể chế này vẫn không thuyên giảm.
Liệu môi trường đầu tư Việt Nam sẽ cải thiện hơn?
Người được Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng chấp nhận cho ngồi ghế Thủ tướng là Phạm Minh Chính. Phạm Minh Chính xuất thân là Thứ trưởng Bộ Công an, không có kinh nghiệm kinh tế, và thậm chí chưa từng làm phó thủ tướng trước khi trở thành người đứng đầu chính phủ, đảm nhận trách nhiệm lèo lái con tàu kinh tế Việt Nam.
Liệu chính phủ dưới sự lănh đạo của Nguyễn Minh Chính có khả năng cải cách để trấn an các nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn FDI vào Việt Nam? Câu trả lời ngắn gọn là gần như không thể. Các cuộc điều tra tham nhũng nội bộ và thanh trừng chính trị đă làm nội bộ ban chính trị nghi ngờ và không tin tưởng nhau. Thêm vào đó là những thách thức từ thể chế độc đảng, gồm bộ máy nhà nước quan liêu không có năng lực và hệ thống pháp lư yếu kém.
Suy cho cùng, mục đích tối thượng của chính phủ và bộ chính trị ĐCSVN dường như không phải là cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Thay vào đó, củng cố quyền lực vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bởi thế, gần một nữa các doanh nghiệp Nam Hàn nhận định rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam “ngày càng tồi tệ” là có cơ sở.
Mai Vũ Phạm