Bộ trưởng Quốc pḥng Lecornu chỉ trích bộ phim "Black Panther: Wakanda Forever" thể hiện h́nh ảnh sai lệch và gây hiểu lầm về quân đội Pháp.
"Tôi cực lực lên án cách thể hiện sai sự thật và gây hiểu nhầm về lực lượng vũ trang của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Sebastien Lecornu ngày 12/2 cho biết, đề cập đến bộ phim Black Panther: Wakanda Forever do Marvel sản xuất.
Bộ phim là phần phim riêng thứ hai của thương hiệu điện ảnh về siêu anh hùng Báo Đen thuộc Vũ trụ điện ảnh Marvel, được công chiếu ở Pháp từ tháng 11/2022, trong đó thể hiện h́nh ảnh một nhóm lính đánh thuê lấy trộm tài nguyên của Wakanda, một quốc gia giả định ở châu Phi.
Một nhà báo Pháp cuối tuần trước chỉ ra điểm giống nhau giữa đồ ngụy trang mà nhóm lính đánh thuê này mặc với họa tiết trên quân phục được binh sĩ Pháp sử dụng trong 10 năm tiến hành chiến dịch quân sự ở Mali.
"Tôi tưởng nhớ 58 binh sĩ Pháp đă thiệt mạng khi bảo vệ Mali theo yêu cầu của nước này, chống lại các nhóm khủng bố Hồi giáo", Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Lecornu nói.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Pháp ngày 13/2 cho biết "tất cả yếu tố của bộ phim, như tên và địa danh, đều là hư cấu, song ám chỉ rơ ràng về nước Pháp. Quân đội Pháp bị khắc họa như lực lượng tham gia cướp bóc tài nguyên của một đất nước, điều đó tất nhiên không thể chấp nhận được", phát ngôn viên này nói.
Binh sĩ Pháp tham gia chiến dịch tại Ndaki, Mali tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi không yêu cầu hăng sản xuất gỡ bỏ bộ phim hay bất cứ điều ǵ khác. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp có trách nhiệm bảo vệ quân đội Pháp, những người đă tham gia chiến dịch tại Mali để bảo vệ nước này trước các nhóm khủng bố", người này cho biết thêm.
Pháp triển khai binh sĩ tới Mali từ tháng 1/2013 theo yêu cầu của chính phủ nước này và mở Chiến dịch Serval để chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Liên Hợp Quốc phê chuẩn cho Pháp tiến hành Chiến dịch Serval tại Mali.
Sau khi Chiến dịch Serval kết thúc, Pháp tháng 8/2014 mở Chiến dịch Barkhane, sáng kiến rộng lớn hơn nhằm vào các nhóm Hồi giáo cực đoan ở khu vực Trung Phi, trong đó có Burkina Faso, Niger và Chad.
Quan hệ giữa Mali và lực lượng do Pháp lănh đạo xấu đi sau cuộc đảo chính năm 2020, dẫn tới thành lập chính phủ quân sự tại quốc gia châu Phi. Tập đoàn an ninh tư nhân Wagner của Nga cũng triển khai một số thành viên tại Mali vào cuối năm 2021.
Tổng thống Emmanuel Macron tháng 6/2021 thông báo nhiệm vụ tại Mali sẽ được thay bằng nỗ lực mang tính quốc tế hơn. Các lực lượng phương Tây rút khỏi Mali tháng 2/2022, song vẫn hiện diện tại Burkina Faso.