Người bệnh tiểu đường có thể bị xơ vữa động mạch, tổn thương dây thần kinh ở bàn chân nên cần chăm sóc để pḥng tránh biến chứng.
Chăm sóc chân tốt có thể ngăn ngừa, phát hiện và góp phần điều trị những bất thường của bệnh tiểu đường khi vừa khởi phát. Theo nghiên cứu của Viện quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ), đường huyết cao thường xuyên có thể gây suy yếu chức năng của các dây thần kinh, làm hỏng mạch máu, gián đoạn khả năng truyền tín hiệu của dây thần kinh. So với các bệnh lư khác, nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại vi, tức tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay cũng tăng cao ở người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân, giữa các ngón chân và ḷng bàn chân hàng ngày. Một số cách chăm sóc đơn giản như rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, không ngâm chân; lau khô chân và dưỡng ẩm, lưu ư không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân; cắt tỉa móng chân đều đặn. Người bệnh nên thay vớ thường xuyên và mang vớ cotton thấm hút ẩm, không đi bộ bằng chân trần.
Bệnh nhân tiểu đường cũng lưu ư chọn và mang giày vừa vặn, chất liệu mềm và không gây cọ xát. Trước khi mang giày, nên kiểm tra kỹ bên trong giày để tránh dị vật có thể gây trầy xước da chân.
Bệnh nhân tiểu đường được chẩn đoán mắc xơ vữa động mạch cũng được khuyến nghị nên điều chỉnh lối sống và lên kế hoạch ăn uống lành mạnh cho tim. Người bệnh có thể được kê toa thuốc nhằm ngăn ngừa cục máu đông, giảm huyết áp và cải thiện cholesterol. Kiểm soát tốt đường huyết cũng có thể cải thiện xơ vữa động mạch. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phải nong mạch vành, đặt stent hoặc bắc cầu để cải thiện lưu lượng máu.
Bệnh nhân tiểu đường bị xơ vữa động mạch mạn tính có thể bị loét chân, hoại tử chân, bệnh xơ vữa động mạch chi dưới (các động mạch ở chân bị tắc do lắng đọng chất béo, gây giảm lưu lượng máu, mất dần cảm giác ở vùng chân). Người bệnh cũng có thể bị chứng bàn chân charcot. Đây là bệnh lư thần kinh gây mất cảm giác ở khớp, yếu xương dần nên khi người bệnh di chuyển nhiều, bàn chân có thể bị biến dạng.
Người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về chân do bệnh thần kinh hoặc giảm lưu lượng máu. Một số loại t́nh trạng bàn chân phổ biến là nấm da chân, mụn nước, loét bàn chân do tiểu đường, nhiễm nấm móng, ngón chân h́nh búa, móng chân mọc ngược, mụn cóc ḷng bàn chân... Cũng theo thống kê từ Viện quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Mỹ, có 50% trường hợp người mắc bệnh lư thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể không có triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh lư thần kinh ngoại biên bao gồm tê, ngứa ran, yếu chân, mất cảm giác, không cảm thấy nhiệt độ ở chân, thay đổi h́nh dạng bàn chân hoặc ngón chân... Do đó, người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy bất thường ở bàn chân. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng, pḥng chấn thương và loét chân.
Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đạt được lượng đường trong máu ở mức ổn định cũng nên liên hệ thăm khám bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người có tiền sử loét, bệnh thần kinh hoặc bệnh máu ngoại vi nên thăm khám bác sĩ đều đặn để kiểm tra t́nh trạng chân của ḿnh.
|